Hiệu Quả Của Mô Hình Nuôi Ếch Trong Vèo Kết Hợp Nuôi Cá Trê Và Cá Điêu Hồng Thương Phẩm

Nhằm từng bước đa dạng hoá các đối tượng thủy sản nuôi nước ngọt có giá trị kinh tế cao, đáp ứng thị trường tiêu thụ. Tháng 7/2013,
Anh Đặng Văn Phụng, ở ấp Rạch Gừa, xã Phú Long, huyện Bình Đại, được Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bình Đại chọn làm hộ thí điểm thực hiện mô hình nuôi ếch trong vèo kết hợp nuôi cá trê và cá điêu hồng dưới ao. Qua quá trình nuôi, đến nay mô hình đã đem lại hiệu quả cao cho gia đình.
Để thực hiện mô hình, anh Phụng tận dụng 700 m2 ao mặt nước nuôi cá phi kém hiệu quả chuyển sang thả nuôi 5 kg cá điêu hồng, 2 kg cá trê và thiết kế 2 vèo bằng bạt trên bờ, với diện tích 9 m2/1vèo, có ống dẫn nước thông xuống mặt ao thả nuôi 4.000 con ếch giống, trong đó tận dụng thức ăn dư thừa và phân ếch làm thức ăn cho cá, nhằm tiết kiệm chi phí nuôi và hạn chế ô nhiễm nguồn nước.
Sau 3 tháng nuôi, anh thu hoạch lứa ếch thương phẩm, được 500 kg, trọng lượng 6 con/kg, bán với giá 27.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí anh còn lãi trên 3 triệu đồng. Thu hoạch xong, anh thả nuôi tiếp 3.000 con ếch giống, đến nay ếch phát triển rất tốt, đạt trọng lượng từ 3-4 con/kg, hiện thương lái mua với giá 40.000 đồng/kg. Dự kiến anh sẽ thu hơn 500 kg, lợi nhuận khoảng 10 triệu đồng.
Đồng thời, cá thả nuôi dưới ao hiện cũng đang trong giai đoạn phát triển, cá trê có trọng lượng từ 5-6 con/kg, cá điêu hồng đạt 180 gam/con. Dự kiến sẽ thu hoạch vào tháng 01/2014 tới.
Theo anh Phụng: “Vèo nuôi ếch làm bằng bạt khá đơn giản, chi phí thấp, chọn bạt loại dày may thành vèo nối liền các vách, đặt vèo trên đất liền, dùng cây căng thẳng 4 góc không cho ếch ra ngoài và có van xả nước xuống ao cá. Ếch là loài sống nửa dưới nước nửa trên cạn, nên nước trong vèo phải vừa đủ và thả tấm vạt bằng cây để ếch đeo bám, hít thở không khí; đồng thời chủ động khống chế dịch bệnh trên ếch, vệ sinh vèo 1 ngày 2 lần không để ô nhiễm nguồn nước, hạn chế ký sinh trùng gây bệnh ngoài da”.
Do ếch thương phẩm dễ nuôi, mau thu hoạch, đồng vốn quay nhanh nên thời gian tới anh mở rộng diện tích nuôi với số lượng lớn, đồng thời chọn ếch bố mẹ ép giống cho sinh sản để chủ động nguồn con going.
Có thể bạn quan tâm

Ngoài đầu tư về kinh phí, Chi cục đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã tổ chức cho nhân dân tham quan học tập kinh nghiệm ở những vùng đã nuôi cá lồng; hướng dẫn nông dân cách làm lồng cá, chăm sóc cá trong từng giai đoạn sinh trưởng, kiểm tra thức ăn và lượng cá ăn hằng ngày để điều chỉnh phù hợp; kiểm tra lồng thường xuyên, vệ sinh lồng định kì...

“Năm ngoái, giá cá tra cũng có những thời điểm biến động nhưng nhìn chung tương đối ổn định, giá cá tra nằm ở mức khá. Do đó những hộ nuôi cá tra nhiều kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, có kỹ thuật nuôi tốt thì có thể kiếm được lợi nhuận khá. Năm nay, giá cá tra tăng ngay từ đầu năm nên nông dân nuôi cá hy vọng giá cá sẽ tiếp tục có những chuyển biến thuận lợi cho nông dân nuôi cá”- ông My chia sẻ.

Đại biểu dự hội thảo được triển khai các điều kiện và quy trình cơ bản trong sản xuất tôm sú giống như: cơ sở sản xuất, chất lượng và quy trình xử lý nước, điều kiện bảo đảm an toàn sinh học, đảm bảo vệ sinh, có hồ sơ ghi chép hoạt động sản xuất, vận chuyển và nuôi tôm bố mẹ.

Từ năm 2013, qua thông tin từ báo đài và học hỏi từ những bà con khác, anh thấy mô hình nuôi ếch thích hợp với hộ gia đình mình, nên anh bắt đầu tập tành nuôi ếch trong vèo. Các vèo nuôi ếch đặt trong ao có diện tích 1.200m2, mức nước sâu 1,7m và có cống cấp thoát nước.

Vừa qua, tại Cảng Hòn Rớ (TP. Nha Trang), Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức hoạt động truyền thông “Không gây hại cho cá heo - Dolphin safe” khi đánh bắt cá ngừ. Đây là hoạt động nằm trong Chương trình truyền thông “Không gây hại cá heo” được thực hiện tại 7 tỉnh tập trung nghề khai thác cá ngừ Việt Nam trên cả nước.