Hiệu Quả Của Mô Hình Nuôi Ếch Thái

Nhằm giúp nông dân khai thác mô hình nuôi ếch Thái, góp phần tăng thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình, thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Tiền Giang đã hỗ trợ vốn không hoàn lại cho một số hộ nuôi trình diễn, anh Võ Thanh Quang, ngụ tổ 1, ấp Mỹ Thạnh, xã Song Thuận (Châu Thành), là một trong những người nuôi ếch thành công.
Năm 2008, anh bắt đầu nuôi với diện tích 100 m2, "vèo" này được anh khép ván, trải bạt để thả nuôi 1.000 con ếch thịt. Giá ếch thịt lúc đó cũng dao động từ 25.000 - 40.000 đồng/kg. Không dừng lại đó, anh tìm tòi học hỏi và được sự chuyển giao kỹ thuật của Trạm Khuyến nông - khuyến ngư huyện về nuôi ếch thương phẩm và làm giống.
Năm 2011, anh thả nuôi 25 cặp ếch giống sinh sản, ép đẻ liên tục, đến 40 - 45 ngày là bán ếch giống. Anh xuất bán 20.000 con ếch giống, giá từ 1.000 - 1.500 đồng/con; giá ếch thịt cao nhất 90.000 đồng/kg (5 con/kg), anh thu nhập phần ếch giống được 20 triệu đồng sau khi trừ chi phí.
Anh Nguyễn Đức Huy, ngụ ấp Mỹ Hoà; anh Nguyễn Hữu Minh Triệu, ngụ ấp Mỹ Thạnh, cùng xã Song Thuận, có số lượng làm giống và nuôi ếch thương phẩm tương đương với anh Quang. Lợi nhuận mang lại từ con ếch làm cho người nuôi phấn khởi.
Không riêng xã Song Thuận, mà xã Long Hưng cũng có nhiều hộ nuôi ếch như hộ ông Nguyễn Văn Khá (Hai Khá) ngụ ấp Long Thuận A nuôi nhiều ếch giống. Từ 3 - 4 năm nay ông thả nuôi 50 con ếch bố mẹ, mỗi năm suất bán 4 lần, mỗi lần trung bình 400 kg. Giá ếch giống từ 28.000 - 30.000 đồng/kg, với giá này ông thu về 50 triệu đồng/năm.
Anh Ngô Lập Đức, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh, phụ trách huyện Châu Thành đánh giá về mô hình nuôi ếch: Trước đây, trong huyện có nhiều hộ tham gia nuôi, nhưng do mới mẻ, giá cả đầu ra chưa cao, nên người dân chưa mặn mòi với vật nuôi này. Còn bây giờ, con ếch bắt đầu có giá, nên hiện nay có khoảng hơn 10 hộ tập trung sản xuất trên địa bàn xã Song Thuận.
Có thể bạn quan tâm

Na Rì là huyện có diện tích trồng cây dong riềng lớn của tỉnh với khoảng 455ha. Thời điểm này, chính quyền địa phương đang chỉ đạo bà con nông dân tranh thủ thời tiết nắng ráo, tập trung thu hoạch dong riềng. Mặc dù so với năm 2013, diện tích trồng dong của huyện có giảm nhưng lại là vụ thắng lợi đối với người trồng dong bởi củ dong vừa được mùa lại vừa được giá.

Có lẽ chẳng ai nhớ cây quýt được trồng ở các xã khu vực phía đông của huyện Chợ Đồn từ khi nào. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, quýt đã trở thành cây trồng giúp nhiều hộ dân xã Rã Bản, Đông Viên, Phương Viên, Đại Sảo có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Những ngày này không khí ở xóm Minh Hồ (xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp) náo nhiệt hẳn lên, bởi bà con đang bước vào mùa thu hoạch cam với niềm vui được mùa. Khắp các vườn trong xóm, xung quanh nhà, đâu đâu cũng thấy màu vàng chín rộ của những vườn cam quả trĩu cành.

Ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, cho biết liên kết theo chuỗi trong chăn nuôi đang phát triển nhanh, nhưng giá trị từ các mô hình liên kết vẫn còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng giá trị ngành chăn nuôi. Do đó, tiềm năng để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi liên kết theo chuỗi GTGT vẫn còn rất lớn.

Ông Huỳnh Văn Năng ở ấp Phước Hòa A, thị trấn Cù Lao Dung, huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) cho biết: “Vụ này tôi trồng 4 công khoai mì chỉ bán được hơn 5 triệu đồng, trừ hết các chi phí như phân bón, thuốc BVTV, thuê nhân công thu hoạch coi như công sức mấy tháng trời chẳng thu được đồng nào. Người trồng càng nhiều càng lỗ nặng hơn”.