Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Của Hệ Thống Tưới Nước Theo Công Nghệ Israel

Hiệu Quả Của Hệ Thống Tưới Nước Theo Công Nghệ Israel
Ngày đăng: 24/06/2014

Hệ thống tưới nước theo công nghệ Israel đã được áp dụng thành công ở nhiều được phương. Đặc biệt hệ thống này có thể áp dụng với nhiều loại cây như: Cà phê, tiêu, bưởi da xanh, ca cao, thanh long, các loại hoa như hoa ly, cát tường... Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã đưa hệ thống tưới vào canh tác cây cọ dầu, cây cao su, bắp, mía đường... tại Lào và Campuchia với kết quả tăng năng suất, chất lượng cây trồng rất tốt.

Lợi ích của hệ thống tưới

Hệ thống tưới nước theo công nghệ mới của Israel sẽ chủ động được lượng nước tưới theo yêu cầu sinh lý của cây trồng và theo thời vụ. Do đó vừa tiết kiệm được nước, lại đảm bảo được lượng nước cần thiết cho cây trồng phát triển. Hệ thống này có ưu điểm là chủ động bón phân theo quy trình được lập trình khoa học.

Theo đó, phân bón được chủ động đưa vào gốc cây trồng qua đường ống, cây trồng hấp thụ trực tiếp theo từng giai đoạn phát triển của cây trồng, giảm được lượng phân bón mất đi do xói mòn. Tương tự, hệ thống chủ động đưa các loại thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng theo đường ống dẫn trực tiếp vào gốc.

Điều này sẽ có lợi cho sự phát triển của cây và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tránh độc hại cho người nông dân. Ngoài ra, sử dụng hệ thống này còn giảm được chi phí nhân công, giảm chi phí giá thành sản phẩm.

Đơn cử, một nông dân có thể điều khiển 10 ha cà phê, tiêu... bằng hệ thống tưới công nghệ Israel. Như vậy, sẽ giảm chi phí nhân công do phải tưới nước bằng cách tưới thủ công đã sử dụng từ trước đến nay.

Hiệu quả của hệ thống tưới công nghệ cao Israel

Hiện nay, một số địa phương ở Tây nguyên đã áp dụng hệ thống tưới này cho cây cà phê và cây tiêu bởi có các ưu điểm sau: Giảm được 50% nước tưới; Giảm được 30% lượng phân bón; Năng suất tăng từ 30 – 40% so với phương thức canh tác thông thường; Giảm đến 70% nhân công thuê mướn để tưới, bón phân theo phương thức canh tác thông thường; Giảm độc hại cho người nông dân khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Tại tỉnh ta có 3 trang trại sử dụng hệ thống tưới công nghệ cao Iserael gồm các hộ: Nguyễn Văn Trung ở thôn Nghĩa Thắng, xã Đắk Nia (Gia Nghĩa), đầu tư để tưới cà phê; Trang trại tổng hợp Thu Thủy ở huyện Đắk Song thì đầu tư chăm sóc hồ tiêu. Còn trang trại của ông Nguyễn Ngọc Vân ở tổ 7, phường Nghĩa Phú (Gia Nghĩa) thì đầu tư chăm sóc bưởi da xanh.

Theo các hộ trên, đầu tư .hệ thống này bình uân từ 30-40 triệu đồng/ha. Tùy mức đầu tư ban đầu cao song sẽ mang lại hiệu quả về lâu dài như cây trồng phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh, tiết kiệm được chi phí sản xuất và năng suất cây trồng đạt cao.


Có thể bạn quan tâm

Bỏ trồng lúa để nuôi cá, trồng cỏ voi Bỏ trồng lúa để nuôi cá, trồng cỏ voi

Mặc dù đất quy định để trồng lúa, nhưng vài năm qua nhiều nông dân TP.HCM đã không trồng lúa trên diện tích đó mà chuyển sang nuôi, trồng các loại cây, con khác.

23/11/2015
Nhiều vườn lan tiền tỷ giữa Sài thành Nhiều vườn lan tiền tỷ giữa Sài thành

Ở TP. HCM xuất hiện ngày càng nhiều mô hình nông nghiệp đô thị với giá trị sản xuất tới cả tỷ đồng/ha mỗi năm, nổi bật là mô hình sản xuất hoa lan với nhiều vườn lan tiền tỷ. Đây được coi là hướng chuyển đổi sản xuất nông nghiệp đô thị phù hợp trong điều kiện hiện nay.

23/11/2015
Công nghệ mới trong nuôi cá biển Công nghệ mới trong nuôi cá biển

Phát triển cá lồng trên biển đang tạo giá trị lớn cho người dân. Tuy nhiên, hạn chế là vấn đề thiệt hại trong nuôi trồng vẫn cao; việc đưa ra giải pháp về quy hoạch lại vùng nuôi, kiểm soát mức độ cho ăn, con giống… được quan tâm hàng đầu hiện nay.

23/11/2015
Người Mường thu tiền tỷ từ trồng cam Người Mường thu tiền tỷ từ trồng cam

Nằm gọn trong thung lũng của xã Thu Phong, huyện Cao Phong (Hòa Bình), trên diện tích khiêm tốn chỉ khoảng 4,3ha đất trồng lúa và một ít diện tích đất đồi, nhưng nhiều hộ dân thôn Vỏ 1 đã đổi đời, thậm chí có người thu tiền tỷ từ trồng cam.

23/11/2015
Việt kiều về quê đầu tư 200 tỷ đồng, mở lối ra cho trái cây Việt kiều về quê đầu tư 200 tỷ đồng, mở lối ra cho trái cây

Nhìn một người Việt quần áo bạc thết, quần quật với chuyện thiết kế, xây dựng, mấy ai biết đó là một người Đức gốc Việt đang đầu tư nhà máy sấy trái cây ở Thanh Bình, Đồng Tháp.

23/11/2015