Hiệu Quả Của Đề Án Sạ Lúa Trên Đất Nhiễm Phèn

Sau 2 năm thực hiện đề án sạ lúa trên đất nhiễm phèn ở một số xã của huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), hiệu quả đạt được cho thấy khá khả quan. Đây là đề án do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện làm chủ, Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ về khoa học - kỹ thuật.
Theo đó, xã Khánh Bình Tây Bắc được chọn thí điểm đề án. Sau 2 năm ứng dụng phương pháp canh tác mới, cộng với quy trình hướng dẫn áp dụng khoa học - kỹ thuật trên 91 ha đất nhiễm phèn của xã, năng suất đạt từ 6 đến 8 tấn/ha, cao hơn so với trước đây gấp nhiều lần.
Theo phương pháp mới, người sản xuất được cơ quan chuyên môn hướng dẫn khâu làm đất, chọn giống ngắn ngày, chịu được phèn, sử dụng thuốc dưỡng cây lúa và chống bệnh đạo ôn. Đồng thời ngành chuyên môn còn áp dụng khoa học - kỹ thuật và hỗ trợ một phần về giống lúa, thuốc, phân bón nên những cánh đồng sản xuất bấp bênh trước đây, nay trở thành những cánh đồng năng suất, sản lượng, chất lượng cao.
Theo kế hoạch, huyện Trần Văn Thời sẽ nhân rộng đề tài sạ lúa trên đất nhiễm phèn ra 700 ha đất nhiễm phèn của xã Khánh Bình Tây Bắc và một xã có vùng đất nhiễm phèn của huyện.
Có thể bạn quan tâm

Nếu như ở nhiều nơi để thu hút thiên địch, nông dân thường áp dụng trồng hoa trên bờ mẫu, thì một số nông dân thuộc tổ hợp tác sản xuất ấp 7, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy tận dụng đất bờ bao để trồng dưa hấu vừa có lợi về môi trường, vừa cho hiệu quả về kinh tế.

Trước đây mỗi lần nhắc đến Thanh Tiến, một thôn Công giáo toàn tòng nằm bên phía bắc bờ con sông Gianh, thuộc xã Tiến Hoá, huyện Tuyên Hoá, người ta lại nghĩ ngay đến một vùng quê nghèo vốn sinh sống chủ yếu bằng các nghề khai thác vật liệu xây dựng.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát vừa có công điện khẩn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành thành viên Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tai xanh ở lợn.

Thời gian gần đây, nhiều hộ dân sống dọc theo quốc lộ 80 thuộc 2 huyện Lai Vung và Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp chuyên làm nghề trồng ấu. Hiệu quả sau một vụ trồng thường cao gấp 2, 3 lần so với vụ lúa Hè thu của năm đó. Anh Bùi Văn Thương ở xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò là một trong những người trồng ấu lâu năm và luôn đạt hiệu quả cao nhất vùng.

Hiện, Mỏ Cày Nam (Bến Tre) đang có nhiều mô hình thoát nghèo, trong đó anh Nguyễn Văn Út đã thoát nghèo bền vững nhờ tích lũy nhiều kinh nghiệm trong quá trình chăn nuôi.