Hiệu Quả Cao Từ Nuôi Hải Sâm Kết Hợp Tôm Sú

Ở xã Xuân Hải (TX Sông Cầu) hiện có một số hộ áp dụng mô hình nuôi hải sâm kết hợp với tôm sú rất thành công. Mô hình này chi phí đầu tư ít, chủ yếu lấy công làm lời, nhưng hiệu quả mang lại rất ổn định.
Ông Nguyễn Văn Mỹ ở xã Xuân Hải cho biết: “Trước đây, gia đình tôi cũng chỉ nuôi các loại tôm sú, tôm thẻ chân trắng… như bà con quanh vùng. Tuy nhiên, do môi trường nuôi ngày càng ô nhiễm nặng, tôm bị bệnh nên lỗ vốn. Đúng thời điểm đó, con tôi ở Cam Ranh (Khánh Hòa) góp ý chuyển sang nuôi hải sâm kết hợp với tôm sú.
Lúc bắt đầu thả giống, tôi rất lo lắng. Tuy nhiên, vụ nuôi đầu tiên, tôi đã thắng lợi”. Theo ông Mỹ, gia đình ông bắt đầu nuôi hải sâm kết hợp với tôm sú từ năm 2008 đến nay và năm nào cũng có lãi. Vụ nuôi năm nay, gia đình ông Mỹ thả 30.000 con giống hải sâm với diện tích 1,3ha/5 hồ nuôi.
Hải sâm là đối tượng chính trong hồ nuôi còn tôm là đối tượng nuôi phụ. Tuy nhiên, thức ăn đầu tư cho hải sâm hầu như không có mà chủ yếu hải sâm ăn lại thức ăn thừa của tôm và ăn các chất hữu cơ khác có trong lớp đáy bùn ao. Người ta ví hải sâm như một bộ máy làm sạch môi trường trong hồ nuôi.
Hiện nay, gia đình ông Nguyễn Văn Mỹ đã nhận con giống hải sâm từ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III để về nuôi ươm và cung cấp giống cho bà con quanh vùng. Theo ông Mỹ, thời gian nuôi ươm con giống để bán khoảng 45 ngày, giá bán bình quân là 3.000 đồng/con.
Kỹ thuật từ khi nuôi ươm cho đến khi nuôi thương phẩm đều rất đơn giản, tuy nhiên muốn nuôi hải sâm thành công cần chú ý các đặc điểm như hồ nuôi phải có lớp đáy bùn để hải sâm dùng làm thức ăn và nơi trú ẩn, phải vệ sinh ao nuôi để loại trừ các loại cua, ghẹ. Trong quá trình nuôi cần bổ sung phân bò ủ hoai với liều lượng từ 30 đến 50kg/1.000m2 ao hồ, mục đích để gây màu và tảo làm thức ăn cho hải sâm.
Sản lượng thu hoạch vụ nuôi này riêng hải sâm khoảng 2 tấn, giá bán 100.000 đồng/kg (tương đương 200 triệu đồng). Trừ các khoản chi phí và cộng với tiền xuất bán tôm sú nuôi kết hợp, ông Mỹ có lãi gần 200 triệu đồng. Ông Nguyễn Văn Mỹ cho biết: “Mô hình nuôi hải sâm kết hợp tôm sú rất hiệu quả.
Với diện tích hồ nuôi như trên, hàng năm, gia đình thu nhập ổn định từ 150 đến 200 triệu đồng, chủ yếu lấy công làm lời chứ chi phí đầu tư rất ít. Thời gian tới, gia đình tôi tiếp tục mở rộng diện tích nuôi và luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp con giống cho bà con quanh vùng có nhu cầu nuôi theo mô hình này”.
Có thể bạn quan tâm

Suốt 10 năm qua, kể từ khi Nghị quyết T.Ư 5 (khóa IX) ra đời năm 2003, tình hình phát triển của kinh tế hợp tác nói chung và hợp tác xã (HTX) nông nghiệp nói riêng vẫn rất khó khăn.

Từ đầu tháng 5 đến nay, dịch bệnh trên tôm ở ĐBSCL tiếp tục diễn biến phức tạp, không ít hộ nuôi đã thu hoạch chạy dịch (tức chưa tới tuổi thu hoạch nhưng do tôm chết nên thu hoạch), cắt lỗ.

Sở NN-PTNT tỉnh Kon Tum cho biết, từ năm 2008, huyện Đăk Tô đã đầu tư gần 145 triệu đồng để thử nghiệm mô hình trồng cây cao su ở độ cao trên 700 m so với mực nước biển cho 9 hộ gia đình ở 2 xã Đăk Trăm và Văn Lem với qui mô mỗi xã 5 ha. Một số hộ dân khác trên địa bàn cũng đã đầu tư trồng thêm gần 59 ha (trong đó xã Văn Lem 37 ha, Đăk Trăm 22 ha).

Những ngày này, đi dọc tuyến đường vào các khu sản xuất thuộc thị trấn Nông trường Mộc Châu (Sơn La), các xã Tân Lập hay Vân Hồ (Mộc Châu), thấy từng đoàn xe chở cây ngô đã băm vụn về khu vực chăn nuôi bò sữa làm ủ ướp. Dưới cái nắng dịu của miền thảo nguyên, đi qua những đồng cỏ xanh mượt, tôi đã ngửi thấy mùi ngai ngái của cỏ, của ngô cây từ những hầm ủ ướp đang giai đoạn lên men. Mùa ủ ướp đang rộ.

Sở NN-PTNT Phú Yên cho biết, từ tháng 4-2013 đến nay, chỉ có 117/973 tàu công suất trên 90CV tham gia đánh bắt hải sản xa bờ, số còn lại phải hầu như không hoạt động.