Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Cao Từ Nuôi Hải Sâm Kết Hợp Tôm Sú

Hiệu Quả Cao Từ Nuôi Hải Sâm Kết Hợp Tôm Sú
Ngày đăng: 29/07/2014

Ở xã Xuân Hải (TX Sông Cầu) hiện có một số hộ áp dụng mô hình nuôi hải sâm kết hợp với tôm sú rất thành công. Mô hình này chi phí đầu tư ít, chủ yếu lấy công làm lời, nhưng hiệu quả mang lại rất ổn định.

Ông Nguyễn Văn Mỹ ở xã Xuân Hải cho biết: “Trước đây, gia đình tôi cũng chỉ nuôi các loại tôm sú, tôm thẻ chân trắng… như bà con quanh vùng. Tuy nhiên, do môi trường nuôi ngày càng ô nhiễm nặng, tôm bị bệnh nên lỗ vốn. Đúng thời điểm đó, con tôi ở Cam Ranh (Khánh Hòa) góp ý chuyển sang nuôi hải sâm kết hợp với tôm sú.

Lúc bắt đầu thả giống, tôi rất lo lắng. Tuy nhiên, vụ nuôi đầu tiên, tôi đã thắng lợi”. Theo ông Mỹ, gia đình ông bắt đầu nuôi hải sâm kết hợp với tôm sú từ năm 2008 đến nay và năm nào cũng có lãi. Vụ nuôi năm nay, gia đình ông Mỹ thả 30.000 con giống hải sâm với diện tích 1,3ha/5 hồ nuôi.

Hải sâm là đối tượng chính trong hồ nuôi còn tôm là đối tượng nuôi phụ. Tuy nhiên, thức ăn đầu tư cho hải sâm hầu như không có mà chủ yếu hải sâm ăn lại thức ăn thừa của tôm và ăn các chất hữu cơ khác có trong lớp đáy bùn ao. Người ta ví hải sâm như một bộ máy làm sạch môi trường trong hồ nuôi.

Hiện nay, gia đình ông Nguyễn Văn Mỹ đã nhận con giống hải sâm từ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III để về nuôi ươm và cung cấp giống cho bà con quanh vùng. Theo ông Mỹ, thời gian nuôi ươm con giống để bán khoảng 45 ngày, giá bán bình quân là 3.000 đồng/con.

Kỹ thuật từ khi nuôi ươm cho đến khi nuôi thương phẩm đều rất đơn giản, tuy nhiên muốn nuôi hải sâm thành công cần chú ý các đặc điểm như hồ nuôi phải có lớp đáy bùn để hải sâm dùng làm thức ăn và nơi trú ẩn, phải vệ sinh ao nuôi để loại trừ các loại cua, ghẹ. Trong quá trình nuôi cần bổ sung phân bò ủ hoai với liều lượng từ 30 đến 50kg/1.000m2 ao hồ, mục đích để gây màu và tảo làm thức ăn cho hải sâm.

Sản lượng thu hoạch vụ nuôi này riêng hải sâm khoảng 2 tấn, giá bán 100.000 đồng/kg (tương đương 200 triệu đồng). Trừ các khoản chi phí và cộng với tiền xuất bán tôm sú nuôi kết hợp, ông Mỹ có lãi gần 200 triệu đồng. Ông Nguyễn Văn Mỹ cho biết: “Mô hình nuôi hải sâm kết hợp tôm sú rất hiệu quả.

Với diện tích hồ nuôi như trên, hàng năm, gia đình thu nhập ổn định từ 150 đến 200 triệu đồng, chủ yếu lấy công làm lời chứ chi phí đầu tư rất ít. Thời gian tới, gia đình tôi tiếp tục mở rộng diện tích nuôi và luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp con giống cho bà con quanh vùng có nhu cầu nuôi theo mô hình này”.


Có thể bạn quan tâm

Toàn tỉnh Hòa Bình có 3.550 ha cây ăn quả có múi Toàn tỉnh Hòa Bình có 3.550 ha cây ăn quả có múi

Đến nay toàn tỉnh Hòa Bình có 3.550 ha cây ăn quả có múi. Trong đó diện tích trồng mới trong 6 tháng đầu năm 2015 là 750 ha. Tập trung nhiều nhất ở các huyện: Tân Lạc, Cao Phong, Yên Thủy, Lạc Thủy, Kim Bôi, Lương Sơn.

12/08/2015
Phát triển và giữ vững thương hiệu Cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang) Phát triển và giữ vững thương hiệu Cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang)

Cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang) đã trở thành thương hiệu nổi tiếng cả nước. Năm 2012, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố đặc sản này là một trong số 50 loại trái cây nổi tiếng và giá trị bậc nhất Việt Nam; năm 2013, Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Tạp chí Sở hữu trí tuệ và sáng tạo vinh danh lọt vào top 10 loại trái cây ngon bậc nhất Việt Nam. Cây cam sành đã khẳng định được vị thế là cây trồng mũi nhọn mang lại cuộc sống ấm no, giàu có cho người dân.

12/08/2015
Thanh long rớt giá thê thảm Thanh long rớt giá thê thảm

Do nguồn cung thanh long từ các tỉnh Bình Thuận, Long An nhiều nên giá thanh long trong 1 tuần trở lại đây giảm mạnh. Khảo sát tại TP.Vũng Tàu cho thấy, thanh long ruột đỏ phổ biến ở mức 7.500 đồng/kg, thanh long ruột trắng 3.500 - 5.000 đồng/kg.

12/08/2015
Giá cam sành giảm mạnh Giá cam sành giảm mạnh

Trong tuần qua, giá cam sành tại thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang bất ngờ giảm mạnh với mức giảm trên 14.000 đồng/kg. Nếu như vào thời điểm cuối tháng 7, giá cam sành trên thị trường vẫn giữ ở mức 28.000 - 29.000 đồng/kg, nhưng hiện tại chỉ còn 14.000 - 18.000 đồng/kg.

12/08/2015
Chuyện thường gặp trước khi vào vụ ép mía Chuyện thường gặp trước khi vào vụ ép mía

Chưa tới một tháng rưỡi nữa thì nông dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang sẽ bước vào vụ thu hoạch mía chính vụ của niên vụ mía 2015 - 2016. Hiện nay, bên cạnh việc triển khai những giải pháp để chuẩn bị cho mùa vụ mới thì vấn đề đang gây tranh cãi và cứ lặp đi lặp lại trước khi vào vụ ép mía hàng năm là việc chưa thống nhất về thời gian vào vụ và giá thu mua mía của các nhà máy đường.

12/08/2015