Hiệu Quả Cao Từ Mô Hình Chăn Nuôi Heo Trên Nền Đệm Lót Sinh Học

Chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học là mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ sinh học của vi sinh vật sống trong đệm lót nền chuồng để xử lý chất thải của vật nuôi, cải thiện môi trường chăn nuôi, có tác dụng làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường chuồng nuôi, đồng thời vật nuôi có môi trường tự nhiên để vận động, giúp đàn heo ăn nhanh chóng lớn, tỷ lệ mắc bệnh tiêu hóa và hô hấp giảm. Qua mô hình cũng giúp tiết kiệm một phần chi phí sản xuất.
Để chuyển giao kỹ thuật nuôi heo trên nền đệm lót sinh học giúp các hộ chăn nuôi giàm ô nhiễm môi trường một cách hiệu quả, Trạm Khuyến Nông Củ Chi trực thuộc Trung tâm Khuyến Nông TP.HCM đã triển khai mô hình “Chăn nuôi heo thịt trên nền đệm lót sinh học” với quy mô 40 heo thịt/ 4 hộ tham gia, thời gian thực hiện từ tháng 10/2014 đến tháng 1/2015 tại xã Phú Mỹ Hưng, Phạm Văn Cội, Phước Vĩnh An, Tân Thạnh Đông huyện Củ Chi.
Thực hiện mô hình, các hộ đã được Trung tâm Khuyến Nông TP.HCM đầu tư hỗ trợ 5 con giống là heo lai 3 máu đã được tiêm phòng vaccin đầy đủ, 30% vật tư làm đệm lót sinh học, nông dân đầu tư 5 con giôống và 70% vật tư làm đệm lót sinh học và hướng dẫn về quy trình kỹ thuật nuôi chăm sóc heo và phương pháp làm đệm lót sinh học.
Kết quả sau 3 tháng nuôi, heo đạt trọng lượng 95kg - 100kg/con, heo tăng trưởng phát triển khá tốt trong môi trường đệm lót, ít nhiễm bệnh hô hấp và đường ruột. nhờ đó giảm chi phí sử dụng thuốc thú y, tiết kiệm được chi phí thức ăn, đặc biệt tình trạng ô nhiễm môi trường giảm đáng kể; lợi nhuận thu được của các hộ tham gia mô hình đạt hơn 4 triệu đồng/hộ.
Ông Bùi Xuân Mai, một trong những hộ thực hiện mô hình cho biết: mô hình chăn nuôi heo trên đệm lót học là mô hình nuôi heo “4 không”: không có mùi hôi, không có khí độc, không phải tắm heo, không có chất thải ra môi trường. Mô hình tiết kiệm được 10% chi phí thức ăn, 60% công lao động, 80% nước, đặc biệt tốt cho môi trường.
Mô hình có lợi vể chi đầu tư chuồng trại, trên nền xi măng tốn 300.000đ/m2 còn đệm lót chỉ tốn 150.000đ/m2. Mô hình trong mùa đông nuôi heo rất tốt, mùa hè cần có hệ thống phun sương để chuồng nuôi mát.
Ông Võ Ngọc Anh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông đánh giá: mô hình đạt hiệu quả rõ rệt, giàm được ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, không có mùi hôi do chăn nuôi, hạn chế ô nhiễm do chất thải ra môi trường.
Khi thực hiện nuôi heo trên đệm lót sinh học, nhờ hệ vi sinh vật trong đệm lót nên hạn chế đáng kể bệnh tiêu chảy và hô hấp cho heo nuôi. Các hộ chăn nuôi cần lưu ý kiểm soát về con giống đưa vào nuôi phải mạnh khỏe, đã tiêm phòng đầy đủ.
Để nhân rộng mô hình, đề nghị lãnh đạo ban ngành tại địa phương tổ chức tuyên truyền, tạo điều kiện giúp nông dân thực hiện mô hình. Trạm Khuyến nông cung cấp địa chỉ những hộ đã thực hiện mô hình để nông dân học tập kinh nghiệm, tăng cường các lớp tập huấn, hội thảo phổ biến nhân rộng mô hình trên.
Có thể bạn quan tâm

Được đánh giá là mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu cao, hồ tiêu đang dần chinh phục ngưỡng kim ngạch xuất khẩu đạt con số 1 tỷ USD trong năm nay. Tuy nhiên, để hạt tiêu nhỏ bé ngày càng tăng kim ngạch xuất khẩu thì rất cần một chiến lược dài hạn nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng này.

Thời gian qua, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hoàng Long Vina (Hoàng Long Vina) đồng hành cùng chương trình thí điểm xây dựng mô hình cánh đồng mẫu, góp phần nâng cao năng suất lúa, mía, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.

Sáng 15/8, Ban quản lý Các dự án nông nghiệp (Sở NN-PTNT) phối hợp với UBND xã An Chấn (huyện Tuy An) tổ chức lễ công bố và ký kết thỏa thuận hỗ trợ thực hiện kế hoạch đồng quản lý nghề cá ven bờ xã An Chấn (thí điểm) thuộc dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững.

Hơn một năm nay, do sản phẩm gặp khó khăn về đầu ra nên nhiều hộ dân tham gia Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ở thôn Lang Châu Bắc (xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên) phải chuyển sang canh tác rau thông thường hoặc trồng các loại hoa màu khác.

Làng Đại Bình trước kia có đến 80% người dân sinh sống bằng nghề trồng dâu nuôi tằm. Những bãi bồi dọc sông Thu Bồn chính là vựa dâu xanh tốt giúp làng dâu tằm Đại Bình, Hương Quế nổi tiếng một thời.