Nâng Cao Ý Thức Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm

Ngày 8/3, Chi cục Thú y Hà Nội tổ chức triển khai công tác phòng chống dịch cúm gia cầm H5N1 và H7N9 cho gần 600 cán bộ thú y của các trạm thú y trên địa bàn TP.
Theo Chi cục Thú y, từ đầu năm tới nay, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm nói chung và dịch cúm gia cầm nói riêng trên địa bàn TP vẫn ổn định, chưa phát hiện dịch cúm A/H7N9 trên gia cầm, trên người và môi trường. Tuy nhiên nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm tại TP vẫn rất cao do Hà Nội là địa bàn chăn nuôi số lượng gia cầm lớn, trên 23 triệu con, bao gồm nhiều chủng loại, kể cả chim cút, bồ câu…
Trong đó chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư vẫn chiếm tỷ lệ cao trên 60% gây khó khăn cho công tác quản lý, giám sát dịch bệnh. Cùng với đó, Hà Nội là địa bàn đông dân cư, lượng tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm lớn trong khi hoạt động giết mổ và kiểm soát vận chuyển vẫn còn những hạn chế nhất định.
Tại hội nghị, Chi cục Thú y Hà Nội đã thông báo, phổ biến tới cán bộ thú y các quận, huyện thị xã những nội dung cơ bản của Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với các chủng virus cúm gia cầm nguy hiểm có khả năng lây sang người do UBND TP ban hành. Đồng thời, Chi cục cũng hướng dẫn các trạm thú y triển khai các biện pháp cụ thể để ứng phó với dịch cúm gia cầm. Thông qua hội nghị, đội ngũ cán bộ thú y các địa phương có thêm kiến thức, kỹ năng để phổ biến và hướng dẫn người dân trên địa bàn chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm.
Ông Đỗ Phú Sơn - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội cho biết thêm, từ đầu năm tới nay, Chi cục đã chỉ đạo các trạm thú y thực hiện giám sát dịch bệnh tới tận hộ chăn nuôi.
Qua lấy mẫu giám sát để dự báo dịch bệnh với tổng số 1.478 mẫu Swab gộp, 735 mẫu máu và 40 mẫu nước uống gia cầm, hiện chưa phát hiện có dương tính với H7N9 trên địa bàn TP. Hưởng ứng Tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng do Bộ NN&PTNT phát động, Chi cục Thú y Hà Nội đã cấp tiếp thêm hơn 33.000 lít hóa chất để thực hiện vệ sinh tiêu độc từ 12-15/3.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trịnh Thanh Chiều, một hộ dân trồng mía tại ấp 8, xã Trí Lực (huyện Thới Bình) cho biết: Giá mía đã tăng lên 100đ/kg so với mấy ngày trước, hiện cân tại vườn với giá 620đ/kg, người dân bớt lo lắng.

Thông tư của Bộ NN-PTNT hướng dẫn, từ ngày 1/1/2015, thực hiện quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cá tra theo Nghị định 36. Hơn 6 tháng cuối năm 2014 là “lộ trình” cho các DN bán hết hàng tồn kho, sau đó sản phẩm cá tra chế biến muốn xuất khẩu phải thoát khỏi “cục nước đá”. Nếu kiểm tra phát hiện “cục nước đá” sẽ bị buộc chế biến lại hoặc tiêu hủy, cơ sở chế biến có thể bị đình chỉ sản xuất. Tất cả nhằm lấy lại uy tín chất lượng cho cá tra, từng bước xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam.

Chiều 18/11, Phó GĐ Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng Lương Văn Ngự khẳng định: “Trong rất nhiều báo cáo đánh giá tác động môi trường trong những năm qua của Sở đều không thể hiện nội dung vùng đất trồng chè của tỉnh Lâm Đồng có tàn dư của chất độc dioxin.

Mới đây, Chi cục Thú y tỉnh phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh tổ chức kiểm tra 20 xe nhập tôm giống vào tỉnh và 10 cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh.

Để chuẩn bị xuống giống vụ đông xuân, nông dân sử dụng nhiều loại thuốc BVTV để diệt ốc, diệt cỏ… sau đó xả thẳng xuống sông. Lượng nước nhiễm độc cùng các mầm bệnh khiến cá nuôi tại các làng bè trong tỉnh chết hàng loạt.