Lúa chất lượng thượng phong

Trong bối cảnh thời tiết, sâu bệnh ngày càng thất thường, trong khi nhu cầu thị trường gạo chất lượng cao ngày càng khắt khe, việc đưa các giống lúa chống chịu, kháng bệnh, đặc biệt là chất lượng cao đang là xu hướng tất yếu.
Sản phẩm của Cty TNHH MTV Giống cây trồng Hải Dương là một minh chứng cho xu hướng này khi “bộ đôi” giống lúa NB-01 kháng đạo ôn và Bắc thơm 7 Kháng bạc lá (BT7 KBL) đamh nhanh chóng chiếm lĩnh tại nhiều địa phương, đặc biệt là BT7 KBL.
Ông Trịnh Huy Đang, GĐ Cty TNHH MTV Giống cây trồng Hải Dương không ngần ngại tiết lộ, chỉ sau hơn 2 năm đưa ra thị trường, đến vụ mùa 2015, BT7 KBL đã lan rộng ra tại 10 tỉnh phía Bắc.
Không cần chi nhiều cho các chương trình chiết khấu giá giống cho các đại lí, tuy nhiên giống BT7 KBL đã liên tục “cháy hàng” tại thị trường Nam Định trong vụ mùa 2015.
Không chỉ tại các vùng có truyền thống SX lúa chất lượng cao, BT7 KBL đã nhanh chóng lan ra các tỉnh vùng Bắc Trung bộ như Thanh Hóa, Nghệ An, lên các tỉnh vùng trung du như Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái…
Ông Đang nhận định, muốn hay không muốn, BT7 KBL sẽ còn tiếp tục vươn mạnh tại phía Bắc.
Cùng với Nam Định, vùng lúa Thanh Hóa sẽ là nơi cạnh tranh khốc liệt của các dòng lúa chất lượng cao, trong đó BT7 KBL sẽ là đối thủ nặng ký.
Hiệu quả SX và nhu cầu thị trường chính là câu trả lời vì sao BT7 KBL lại bung ra mạnh mẽ như vậy? Liên tục trong 4 vụ mùa trong 4 năm gần đây kể từ khi đưa ra SX thử, BT7 KBL đều duy trì ổn định tính kháng bệnh bạc lá, vốn là một “kẻ thù của vụ mùa miền Bắc”, năng suất duy trì đều đặn trung bình từ 55 – 60 tấn/ha.
Với giá lúa ngang với giống Bắc thơm 7 truyền thống, BT7 KBL cho giá trị/diện tích bình quân tăng từ 15 – 20% so với Bắc thơm 7.
Không chỉ thường xuyên nhiễm nặng bạc lá, Bắc thơm 7 trước đây thường còn là “mồi ngon” cho rầy cuối vụ.
Tuy nhiên với bộ lá cứng, thẳng, thoáng, BT7 KBL gần như không cho cơ hội cho rầy bùng phát.
Nếu như BT7 KBL đang ngày càng khẳng định thế thượng phong trong giống lúa thuần chất lượng cao dành cho vụ mùa, thì NB-01 Kháng đạo ôn lại là tên tuổi về dòng lúa chất lượng cho vụ xuân.
Với khả năng kháng được đạo ôn gần như tuyệt đối, năng suất trung bình hơn 6 tấn/ha, NB-01 có chất lượng gạo không thua kém so với BT7 KBL.
Đặc biệt, đây là giống lúa chất lượng cao hiếm hoi ở vùng ĐBSH hiện nay có chất lượng gạo rất hoàn hảo, đạt yêu cầu đối với tiêu chuẩn gạo XK khi độ dài hạt gạo trung bình đạt trên 7,3 mm, hạt gạo trong veo, không bạc bụng, thuộc hạng hàng đầu trong các giống chất lương, cơm dẻo, thơm, đậm.
Đến nay, diện tích NB-01 trong vụ xuân đã nâng lên khoảng từ 6.000 - 9.000 ha.
Ông Trịnh Huy Đang cho biết thêm, mặc dù nhu cầu thị trường đối với giống NB-01 cũng như BT7 KBL hiện nay vô cùng lớn, tuy nhiên việc SX giống không thể cẩu thả bung ra số lượng lớn theo kiểu “treo đầu dê, bán thịt chó”.
Cụ thể đối với 2 giống NB-01 và BT7 KBL, cứ 2 vụ/lần phải tiến hành lại 3 công đoạn để đảm bảo chất lượng giống bao gồm: lọc, chọn dòng; phối hợp với các đơn vị khoa học lớn như Viện Di truyền nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam giải trình tự gen nhằm định chắc chắn sự tồn tại ổn định của gen Xa21 kháng bạc lá (đối với giống BT7 KBL) ở trạng thái đồng hợp tử, qua đó nhằm tuyển chọn nguồn giống siêu nguyên chủng chứa gen đột biến có khả năng chống chịu bệnh.
Đồng thời, phải liên tục thí nghiệm đồng ruộng, lây nhiễm nhân tạo…
Bên cạnh 2 giống lúa NB-01 và BT7 KBL, giống nếp thơm DT22 của nhiều năm qua cũng đã tạo được chỗ đứng ổn định ở nhiều vùng SX truyền thống đặc thù ở vùng ĐBSH với diện tích 3.000 – 5.000 ha/vụ.
Với thế mạnh hàng đầu trong bộ giống lúa chất lượng cao, phù hợp trong định hướng tăng chất lượng và giá trị gia tăng cho ngành lúa gạo hiện nay, mới đây, bộ ba giống lúa NB-01 kháng đạo ôn; BT7 KBL và nếp thơm DT 22 của Cty TNHH MTV Giống cây trồng Hải Dương đã vinh dự được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam bình chọn là sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2012, Đề án nâng cao năng suất và chất lượng tôm nuôi tại huyện Năm Căn thực hiện đạt thấp, nhất là nuôi tôm công nghiệp. Kế hoạch đề ra là chuyển đổi 200 ha sang nuôi tôm công nghiệp, nhưng chỉ đạt hơn 31 ha.

Cây ca cao đã và đang mở ra triển vọng cho những vùng đất được đánh giá là điều kiện sinh thái không phù hợp với những loại cây công nghiệp dài ngày khác như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. Tuy nhiên, việc phát triển cây ca cao hiện nay cũng đang gặp những rào cản…

Hiện nay, nông dân trong tỉnh đã thu hoạch khoảng 50% diện tích lúa Đông xuân 2012-2013 và đang khẩn trương dọn đất để sạ lại vụ lúa Hè thu 2013. Trước thực tế lúa thơm, lúa chất lượng cao khó tiêu thụ, nhiều bà con đang có xu thế quay trở lại với giống lúa IR 50404.

Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang và Công ty TNHH Syngenta Việt Nam vừa tổ chức hội thảo và tham quan mô hình trồng dưa hấu không hạt Mặt trời đỏ cho 60 nông dân ở huyện Long Mỹ và huyện Vị Thủy (Hậu Giang).

Cần quản lý chặt chẽ chất lượng tôm giống là vấn đề đặt ra khi trải qua nhiều biến cố của vụ mùa năm 2012: dịch bệnh hoành hành, giá tôm nguyên liệu giảm mạnh, biến đổi khí hậu,… gây thất thu cho người nuôi tôm. Nguyên nhân chính vẫn là do chất lượng tôm giống không bảo đảm.