Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Trồng Măng Tây Xanh

Nhằm tạo ra những sản phẩm nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, đạt hiệu quả cao, sau một thời gian tìm hiểu về kỹ thuật trồng măng tây xanh ở một số địa phương và nhận thấy điều kiện khí hậu thổ nhưỡng phù hợp, tháng 8-2012, 10 hộ dân ở thôn Tri Thủy 1 đã chuyển đổi 2 ha đất trồng hoa màu cho năng suất thấp sang trồng măng tây xanh.
Để cây trồng đạt hiệu quả cao, Hội Nông dân xã Tri Hải đã phối hợp với ngành chức năng tổ chức lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây măng. Cùng với đó, Hội Nông dân huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) đã hỗ trợ cho các hộ thực hiện mô hình được vay 10 triệu đồng từ ngồn vốn Chương trình Xây dựng nông thôn mới để đầu tư vào sản xuất.
Mặc dù vừa trải qua đợt nắng nóng kéo dài, song toàn bộ diện tích măng tây xanh vẫn phát triển xanh tốt và cho thu hoạch mỗi ngày. Anh Lâm Hồng Chiến, người tham gia mô hình ở thôn Tri Thủy 1 phấn khởi cho biết, từ những kiến thức học được, anh đầu tư 2 sào đất trồng măng tây xanh, sau thời gian chăm sóc, măng đã cho thu hoạch. Hiện nay, với giá bán măng từ 25.000 đồng đến 60.000 đồng/kg (tùy loại) gia đình thu được khoảng 300.000 đồng/ngày.
Cùng chung niềm vui, anh Nguyễn Văn Sanh thổ lộ: Đây là cây trồng cho thu nhập tương đối cao, đầu ra cho sản phẩm không phải lo. Hiện nay, toàn bộ sản phẩm măng của gia đình và các hộ dân được HTX Sản xuất rau an toàn Văn Hải (ở phường Văn Hải, Tp.Phan Rang-Tháp Chàm) thu mua.
Với 2 sào đất trồng măng, trung bình mỗi ngày gia đình cắt bán được 250.000 – 300.000 đồng, trừ chi phí mỗi tháng thu lãi từ 7 đến 8 triệu đồng.
Theo anh Sanh, măng tây xanh là một loại rau cao cấp có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, nhưng thân mềm, thích hợp với độ ẩm cao nên đòi hỏi phải nắm vững kỹ thuật chăm sóc.
Để cây không bị ngã đổ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển cũng như năng suất, ngay khi trồng phải làm giàn cho măng. Bởi măng là loại cây trồng cho thu hoạch quanh năm, năng suất tăng dần theo thời gian khai thác kéo dài được từ 5 đến 7 năm, vì vậy nếu chăm sóc tốt cây măng mang lại kinh tế cao hơn nhiều các cây trồng khác.
Ông Trần Đình Phẩm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tri Hải phấn khởi: Với hiệu quả của mô hình trồng măng tây xanh ở thôn Tri Thủy 1, thời gian tới Hội sẽ tiếp tục vận động bà con nhân rộng mô hình trồng măng tây xanh, qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm

Cũng qua kết quả khảo sát của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, loài ve sầu hoàn toàn mới khi trưởng thành có đặc điểm hình thái là trên lưng có màu đen, dưới bụng có màu vàng cam và sau đuôi có gai nhọn. Về kích thước, con trưởng thành dài từ 55 – 60mm, chiều rộng của thân từ 20 – 22mm, chiều dài sải cánh từ 100 – 115mm.

Theo Sở NN-PTNT Bình Định, từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng của hạn hán đã làm cho diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh Bình Định giảm mạnh, kéo theo sản lượng cá nuôi cũng giảm đáng kể. 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh chỉ thả nuôi được 850 ha cá nước ngọt, bằng 38% cùng kỳ năm 2012.

Sau thời gian thành công với nấm bào ngư thương phẩm, chị Nguyễn Thị Như Thưởng, phường 8, thành phố Trà Vinh tiếp tục trồng thử nghiệm nấm linh chi đỏ. Chị cho biết, trong một lần đi tham quan mô hình trồng nấm linh chi đỏ ở một tỉnh miền Đông, chị nhận thấy đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao nên tìm tòi học hỏi, tiếp cận với phương pháp trồng nấm và trồng thử nghiệm mô hình này.

Nhiều nhà vườn trồng xoài cát Hòa Lộc nghịch mùa ở vùng Bảy Núi (An Giang) cho biết, hiện tại, thương lái thu mua xoài cát Hòa Lộc giá 20.000 đồng/kg, giảm khoảng 15.000 đồng so với vụ trước nên không có lời.

“Không ai xoá nghèo thay được cho ND, nhưng muốn ND tự vươn lên thì ngoài việc tăng cường đầu tư, hỗ trợ, phải giúp họ thay đổi nếp nghĩ, cách làm lạc hậu bao đời qua”- Chủ tịch Hội ND tỉnh Điện Biên, anh Sùng Chứ Thếnh nói.