Xảy Ra Trường Hợp Tử Vong Do Nhiễm Cúm A/H5N1 Tại Đồng Tháp

Ông Đoàn Tấn Bửu-Phó Giám đốc Sở Y tế Đồng Tháp vừa cho biết, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra ca tử vong do nhiễm cúm A/H5N1 đầu tiên trong năm 2014. Nạn nhân là bà Nguyễn Thị.U. (SN 1954), nghề nghiệp nội trợ, ngụ ấp Tân Thạnh, xã Tân Long, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp.
Ngày 22/1/2014, nạn nhân bị sốt cao, đến ngày 23/1/2014 được gia đình đưa đi Bệnh viện Đa khoa huyện Chợ Mới, An Giang điều trị. Đến ngày 27/1, được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh An Giang tiếp tục điều trị, đến ngày 28/1 thì tử vong. Qua xét nghiệm mẫu bệnh phẩm, ngày 29/1/2014, Viện Pasteur TPHCM thông báo bệnh nhân đã dương tính với cúm A/H5N1.
Khi gặp gia cầm nhiễm bệnh mọi người không nên ăn (ảnh: Mua bán gia cầm tại Chợ Cao lãnh)
Theo ông Đoàn Tấn Bửu, sau khi nhận được thông tin từ Viện Pasteur TPHCM, ngành y tế tỉnh và cơ quan thú y tỉnh đã phối hợp với địa phương tiến hành các bước cần thiết để không cho dịch bệnh lây lan và bùng phát như: phun thuốc tiêu độc khử trùng; tiêu hủy và lấy mẫu bệnh phẩm từ các đàn gia cầm có biểu hiện bệnh hoặc chết ở lân cận nơi nạn nhân sinh sống; theo dõi sức khỏe của những người đã tiếp xúc với nạn nhân...
Hiện Viện Pasteur TP.HCM đang tích cực phối hợp với ngành chức năng của tỉnh Đồng Tháp thực hiện các bước tiếp theo để dịch bệnh không lây lan trên địa bàn.
Được biết, trước khi tử vong, nạn nhân có có tiếp xúc với gia cầm.
Có thể bạn quan tâm

Người nuôi cá rô đầu vuông ở ĐBSCL đang lâm vào tình cảnh của người nuôi cá tra, “chết đứng” hàng loạt. Thê thảm nhất có lẽ là người nuôi ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Đây chính là nơi gần 10 năm trước khởi nguồn phong trào nuôi cá rô đầu vuông khắp ĐBSCL.

Giá muối SX thủ công tại Khánh Hoà hiện đang ở mức từ 650-800 ngàn đồng/tấn, tăng từ 50-100 ngàn đồng/tấn so với tháng trước.

Hàng ngàn tấn hành tây tích trữ tại Đà Lạt hiện tại không tìm được nơi tiêu thụ, có nguy cơ phải đổ bỏ số lượng lớn do thời tiết mưa ẩm kéo dài.

Sở NN-PTNT Lâm Đồng cho biết: Thời gian gần đây, tình hình sâu đục thân gây hại cà phê trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng, nhất là trên địa bàn TP Đà Lạt, đã tái phát và diễn biến theo chiều hướng phức tạp. Tính đến cuối tháng 5/2014, tại các xã Xuân Trường, Trạm Hành và Tà Nung của TP Đà Lạt đã có 440ha cà phê bị sâu đục thân gây hại.

Trong bốn năm trở lại đây, diễn biến khí hậu xảy ra khá thất thường và năm nay cũng không là ngoại lệ khi ở Nam Bộ tiết trời se lạnh kéo dài từ sau tết Nguyên Đán cho đến tháng 3, và đến đầu tháng 6 thì vẫn còn nắng nóng gay gắt và oi bức.