Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả bước đầu trong đào tạo nghề nông nghiệp

Hiệu quả bước đầu trong đào tạo nghề nông nghiệp
Ngày đăng: 04/05/2015

Được giao nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), từ năm 2012 đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức mở hàng trăm lớp đào tạo với 14 nhóm nghề nông nghiệp thu hút gần 4.000 học viên tham gia. Sau đào tạo có trên 80% lao động có việc làm, tự tìm được việc làm.

Thống kê cho thấy, học viên tham gia học chủ yếu là các nghề kỹ thuật chăn nuôi, phòng trị bệnh cho trâu, bò, lợn, gia cầm; kỹ thuật trồng, chế biến nấm các loại. Nắm bắt được kiến thức đã học và có điều kiện thực hành tại cơ sở, phần lớn học viên sau học nghề tìm được việc làm nhờ tự áp dụng những kiến thức vào thực tế sản xuất, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; chuyển đổi cơ cấu LĐNT.

Nhiều lao động sau học nghề tự biết chiết, ghép cây, không phải mua cây giống mà còn tạo được cây giống chất lượng cao. Đặc biệt không ít lao động sau khi học nghề đã chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh doanh dịch vụ nông nghiệp và giống cây trồng, tăng thu nhập, đảm bảo cuộc sống.

Tại TX. Mường Lay từ năm 2010 - 2014 đã đào tạo 1.835 LĐNT thì có tới 1.045 lao động học nghề nông nghiệp và 100% số người sau học nghề nông nghiệp có việc làm. Nói về kinh nghiệm thực hiện, ông Nghiêm Văn Cầm, Phó Chủ tịch UBND TX. Mường Lay cho biết: Để công tác dạy nghề theo Đề án 1956 hiệu quả, TX. tổ chức điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho LĐNT, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo nghề hàng năm.

Cùng với đó là đẩy mạnh tư vấn học nghề, việc làm miễn phí và vận động các thành viên trong gia đình tham gia học nghề. Anh Lò Văn Quang, phường Na Lay cho biết: Sau khi tham gia lớp học nghề trồng nấm sò do Trung tâm Dạy nghề TX. Mường Lay tổ chức, nắm được kiến thức cơ bản, tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có (rơm rạ) tại địa phương, mỗi năm gia đình tôi trồng nấm được từ 7 - 8 tháng, có thị trường tiêu thụ nên đem lại nguồn thu khá ổn định, từ 1,8 - 2,2 triệu đồng/người/tháng.

Định hướng và gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới trong công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT là giải pháp trọng tâm mà Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt ra để gỡ nút “thắt” trong vấn đề tạo việc làm cho LĐNT sau đào tạo. Phân tích điều này, ông Lò Quang Chiêu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng: Qua khảo sát cho thấy, số ít lao động học nghề nông nghiệp không có việc làm hoặc thiếu việc làm ổn định chủ yếu do thiếu vốn sản xuất; các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn hoạt động nhỏ lẻ, sản xuất thời vụ không tập trung nên chưa thu hút được lao động sau đào tạo vào làm việc. Mặt khác thời gian qua, hoạt động đào tạo nghề tập trung chủ yếu và các nghề cũ, chưa chú trọng đào tạo nghề mới.

Do đó cần xây dựng các mô hình sản xuất áp dụng tiến bộ KHKT trong nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, mới có thể tạo ra được bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Muốn thực hiện được điều đó cần đẩy mạnh công tác tư vấn, định hướng chọn nghề, học nghề; tổ chức rà soát lại danh mục đào tạo nghề cho LĐNT, đảm bảo các nghề nông nghiệp phải phù hợp với quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch sản xuất nông nghiệp và yêu cầu tái cấu trúc ngành nông nghiệp. Và chỉ tổ chức dạy nghề cho LĐNT khi xác định được nơi tiếp nhận và có việc làm ổn định sau khi học nghề. Cùng với đó là tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp, hợp tác xã trong vấn đề tạo công ăn việc làm cho người lao động.


Có thể bạn quan tâm

Ngư dân huyện U Minh được mùa cá cơm Ngư dân huyện U Minh được mùa cá cơm

Hàng năm cứ vào khoảng giữa tháng 8 đến cuối tháng 10 dương lịch là thời điểm ngư dân trên địa bàn xã Khánh Hội, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau bắt tay vào mùa khai thác cá cơm.

14/09/2015
Thả 3000 cá dìa giống xuống đầm Cầu Hai Thả 3000 cá dìa giống xuống đầm Cầu Hai

Đây là một hoạt động thường xuyên của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm tăng khả năng tái tạo nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên.

14/09/2015
Tăng cường công tác thú y trong nuôi trồng thủy sản Tăng cường công tác thú y trong nuôi trồng thủy sản

Hiện nay, toàn tỉnh Nam Định có gần 16 nghìn ha nuôi trồng thủy sản (NTTS), trong đó diện tích ao đầm nuôi thủy sản nước mặn, lợ tập trung chủ yếu ở 3 huyện Hải Hậu, Giao Thủy và Nghĩa Hưng; nuôi thủy sản nước ngọt nằm xen kẽ rải rác ở tất cả các địa phương trong tỉnh. Mặc dù lĩnh vực này phát triển khá mạnh nhưng việc thực hiện công tác thú y thủy sản còn nhiều hạn chế.

14/09/2015
Phát triển bền vững ngành thủy sản cần tháo gỡ bất cập từ thể chế Phát triển bền vững ngành thủy sản cần tháo gỡ bất cập từ thể chế

Do hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thủy sản thiếu đồng bộ và tồn tại bất cập khiến công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, cản trở đến sự phát triển bền vững của ngành. Đây là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm đặt ra tại buổi làm việc mới đây giữa Đoàn kiểm tra khảo sát tình hình thi hành pháp luật về xuất khẩu thủy sản từ giai đoạn nuôi trồng đến phân phối, xuất khẩu của TP Cần Thơ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố…

14/09/2015
 Triển khai phòng chống dịch bệnh trên tôm Triển khai phòng chống dịch bệnh trên tôm

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có công văn giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND các huyện Lý Sơn, Bình Sơn, Mộ Đức, Đức Phổ, Tư Nghĩa, thành phố Quảng Ngãi và các sở, ngành liên quan.

14/09/2015