Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Bước Đầu Mô Hình Nuôi Cá Lăng Trong Lồng Trên Hồ Chứa

Hiệu Quả Bước Đầu Mô Hình Nuôi Cá Lăng Trong Lồng Trên Hồ Chứa
Ngày đăng: 21/06/2014

Hòa Bình là tỉnh miền núi có nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển thuỷ sản như hệ thống sông suối, ao, hồ tương đối nhiều và phân bố khá đồng đều, với tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản ước đạt 2.450 ha. Ngoài ra, các hồ chứa có nguồn nước dồi dào, môi trường trong sạch, chưa bị ô nhiễm, nguồn lợi phong phú, giàu dinh dưỡng nên rất thuận lợi để phát triển nuôi các loài cá kinh tế và cá bản địa.

Nhằm tận dụng những tiềm năng, lợi thế nói trên, năm 2013 bằng nguồn vốn của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Hòa Bình đã triển khai mô hình nuôi cá lăng trong lồng, hướng tới mục tiêu phát triển nuôi thủy sản theo hướng công nghệ cao, tăng thêm thu nhập góp phần cải thiện đời sống nhân dân; từng bước đa dạng hóa đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao.

Mô hình nằm trong khuôn khổ của dự án nuôi cá lồng hồ chứa tại hồ Hòa Bình. Mô hình được thực hiện tại 02 xã: Thung Nai (huyện Cao Phong) và xã Thái Thịnh (thành phố Hòa Bình), với tổng quy mô 100m3, có 02 hộ dân tham gia, đây là những hộ có điều kiện và có hệ thống lồng bè đáp ứng yêu cầu của mô hình.

Tham gia mô hình mỗi hộ được cấp 500 con giống cá lăng đạt tiêu chuẩn chất lượng và được hỗ trợ thức ăn, vôi, thuốc hoá chất để cải tạo môi trường nước nuôi và phòng trị, bệnh cho cá. Ngoài ra, cán bộ kỹ thuật tổ chức tập huấn cho các hộ tham gia mô hình, ứng dụng tốt kỹ thuật từ cách xây dựng lồng bè, kỹ thuật nuôi cá thương phẩm đến cách chăm sóc và phòng trị bệnh cho cá...

Trong suốt quá trình thực hiện, cán bộ phụ trách mô hình thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát những hộ tham gia thực hiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật của mô hình đề ra. Sau khoảng 9 tháng nuôi tỷ lệ sống trung bình đạt 81,9 %; sản lượng thu ước đạt 1.023 kg cá thương phẩm; năng suất trung bình khi thu đạt 10,2 kg/m3, lợi nhuận trung bình 37.000 đồng/m3 trong một vụ nuôi.

Theo đánh giá, kết quả mô hình đã đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đề ra, bước đầu đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, phù hợp với những địa phương có ưu thế hồ chứa và mặt nước lớn. Đây là cơ sở quan trọng, rút kinh nghiệm để xây dựng và nhân rộng mô hình ở những năm tiếp theo trên địa bàn huyện Cao Phong và Thành phố Hòa Bình cũng như trong toàn tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Hà Nội Cấp Miễn Phí Hơn 178.000 Liều Tinh Lợn Hà Nội Cấp Miễn Phí Hơn 178.000 Liều Tinh Lợn

Trong 6 tháng đầu năm 2014, Trung tâm đã cấp miễn phí được 178.619 liều tinh, đạt 50% kế hoạch, trong đó có 10.000 liều tinh lợn Pietrain kháng stress, TTNT cho trên 80.000 lượt con lợn, tỷ lệ đậu thai đạt trên 85%. Năng suất, chất lượng con giống ổn định, số lợn sơ sinh bình quân/ổ từ 10 - 12 con, trọng lượng lợn bình quân sau cai sữa đạt 7,5kg/con. Tỷ lệ TTNT lợn trên địa bàn TP đạt trên 58%.

23/07/2014
Cây Mè Đen Trên Nền Đất Lúa Mang Lại Lợi Nhuận Cao Cây Mè Đen Trên Nền Đất Lúa Mang Lại Lợi Nhuận Cao

Trong những năm trở lại đây, mô hình đưa màu xuống chân đất lúa được bà con nông dân huyện Tri Tôn (An Giang) áp dụng đạt hiệu quả. Bên cạnh cây chủ lực như dưa hấu, đậu xanh, khoai cao, thì cây mè đen cũng là một trong những cây được bà con nông dân trong huyện lựa chọn, vì mè đen là loại màu dễ trồng, ít tốn thuốc, chi phí đầu tư thấp, nhưng thu nhập mang lại tương đối khá và ổn định.

23/07/2014
Trồng Dưa Leo, Khổ Qua Cho Thu Nhập Cao Trồng Dưa Leo, Khổ Qua Cho Thu Nhập Cao

Năm 2010, gia đình anh Nguyễn Văn Hùng (sinh năm 1973) ở ấp 4, xã Vĩnh Tân, TX.Tân Uyên (Bình Dương) đã mạnh dạn chuyển một phần đất trên diện tích cao su của gia đình sang trồng dưa leo, khổ qua. Hướng đi này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình anh Hùng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

23/07/2014
Triển Vọng Nghề Nuôi Cá Giòn Ở Nam Tân Triển Vọng Nghề Nuôi Cá Giòn Ở Nam Tân

Từ năm 2011, khi các Dự án về nuôi cá giòn được triển khai ở địa phương, các chủ hộ được tập huấn kỹ thuật luyện cá nuôi thường (cá trắm và chép) thành cá giòn, đã giúp người dân nuôi hiệu quả hơn và nghề này ngày càng phát triển.

08/12/2014
200 Ha Chuối Ở Tuy An (Phú Yên) Bị Nhiễm Bệnh 200 Ha Chuối Ở Tuy An (Phú Yên) Bị Nhiễm Bệnh

Để bảo vệ vườn chuối, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên đề nghị địa phương tổ chức tập huấn cho người trồng chuối về kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh hại chuối, đồng thời tiến hành áp dụng mô hình trồng chuối cao sản để nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân.

23/07/2014