Hiệu Quả Bước Đầu Mô Hình Chăn Nuôi Bò Sinh Sản Ở Bản Poọng

Năm 2014, với số vốn hỗ trợ 200 triệu đồng của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh đã phối hợp với UBND huyện Quan Hóa triển khai xây dựng mô hình chăn nuôi bò sinh sản ở bản Poọng, xã Phú Nghiêm.
Tham gia mô hình có 19 hộ dân nghèo trong bản Poọng và 6 hộ dân ở bản khác trong xã.
Do mức hỗ trợ cho các hộ chỉ có 7 triệu đồng/hộ nên các hộ tham gia mô hình cam kết tự huy động 223 triệu đồng để đối ứng mua 25 con bò sinh sản. Ngoài ra, các hộ còn tự xây dựng chuồng trại và huy động nguồn lực mua thức ăn chăn nuôi cho bò.
Bước đầu cho thấy việc xây dựng mô hình chăn nuôi bò sinh sản ở bản Poọng đã nâng cao kỹ thuật chăn nuôi bò, tạo thêm việc làm và nguồn thu nhập cho người dân.
Nguồn bài viết: http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n131823/Hieu-qua-buoc-dau-mo-hinh-chan-nuoi-bo-sinh-san-o-ban-Poong
Có thể bạn quan tâm

Ông cho biết, năm 2013, gia đình ông thu hoạch được khoảng 3 tấn củ tươi/sào, thì năm 2014 chỉ được gần 1,5 tấn, với lượng tinh bột khoảng 20kg/tạ. Bên cạnh đó, giá bán cũng thấp hơn nhiều so vụ trước từ 7.000 – 8.000đ/kg củ tươi (năm 2013 khoảng 15 – 17 ngàn đồng/kg). Giá tinh bột sau khi chế biến 80 ngàn đồng/kg (giảm 10% so năm 2013). Vì thế, người trồng sắn dây đang đứng trước nguy cơ bị thua lỗ nặng.

Dự báo lượng gạo tiêu dùng trên toàn thế giới trong năm nay đạt khoảng 500 triệu tấn, tăng 1,7% so với năm 2014 và lượng tiêu thụ theo đầu người cũng tăng lên tới 57,5kg. Điều này dẫn tới lượng gạo buôn bán trên thế giới sẽ tăng khoảng 50 triệu tấn.

Ông Tư Tân, chủ tàu câu mực ở Sông Đốc nói: "Giá dầu giảm liên tục trong mấy tháng qua, từ mức 22.000đ/lít xuống 16.580đ/lít như hiện nay, ngư dân hưởng lợi nhiều lắm. Trước đây, với tàu câu mực loại nhỏ của tôi chi phí cho một chuyến biển từ 50-55 triệu đồng, trong đó bao gồm 2.000 lít dầu, nhớt, nước đá và lương thực, thực phẩm cho ngư phủ.

Mở những tấm bạt dài thườn thượt đem những bó hạt é ra phơi kịp ngày tuốt, ông Nguyễn Văn Sừng ở ấp Thạnh Phú, xã Khánh An, huyện An Phú (An Giang), cho biết: "Trước đây, khu vực này chỉ có vài hộ trồng é, nhưng hiện tại số hộ dân trồng loại cây này chiếm hơn 10% diện tích đất.

Tương tự, trang trại chuyên trồng địa lan Anh Quỳnh (đường Vạn Kiếp, phường 7) có khoảng 20.000 chậu địa lan các loại nhưng hiện, nhiều chậu đã nở hoa từ hơn một tháng qua khiến chủ vườn đứng ngồi không yên.