Hiệu Quả Bước Đầu Mô Hình Chăn Nuôi Bò Sinh Sản Ở Bản Poọng

Năm 2014, với số vốn hỗ trợ 200 triệu đồng của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh đã phối hợp với UBND huyện Quan Hóa triển khai xây dựng mô hình chăn nuôi bò sinh sản ở bản Poọng, xã Phú Nghiêm.
Tham gia mô hình có 19 hộ dân nghèo trong bản Poọng và 6 hộ dân ở bản khác trong xã.
Do mức hỗ trợ cho các hộ chỉ có 7 triệu đồng/hộ nên các hộ tham gia mô hình cam kết tự huy động 223 triệu đồng để đối ứng mua 25 con bò sinh sản. Ngoài ra, các hộ còn tự xây dựng chuồng trại và huy động nguồn lực mua thức ăn chăn nuôi cho bò.
Bước đầu cho thấy việc xây dựng mô hình chăn nuôi bò sinh sản ở bản Poọng đã nâng cao kỹ thuật chăn nuôi bò, tạo thêm việc làm và nguồn thu nhập cho người dân.
Nguồn bài viết: http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n131823/Hieu-qua-buoc-dau-mo-hinh-chan-nuoi-bo-sinh-san-o-ban-Poong
Có thể bạn quan tâm

Theo tính toán của ông Liệt, trung bình mỗi năm, vườn măng cụt, sầu riêng của gia đình thu được khoảng 20 triệu đồng (chưa tính tiền mua phân bón, thuốc), nhưng nhờ trồng thêm các loại cây kiểng bán lá nên thu nhập đã tăng thêm khoảng 20 triệu đồng/năm (cứ 1,5 tháng, ông Liệt thu hoạch lá bán 1 lần, thu về khoảng 3 triệu đồng).

Sáng 17-7, Ban Quản lý dự án “Hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững” (thuộc Cục Trồng trọt) tổ chức hội thảo “Bài học kinh nghiệm tại Dak Lak và các giải pháp phát triển ca cao bền vững cho khu vực Tây Nguyên” nhằm đánh giá thực trạng phát triển ca cao và truyền thông trong ngành hàng ca cao ở Dak Lak.

Với diện tích 1.613 ha cà phê, trong đó diện tích cà phê kinh doanh là 1.410 ha, nhưng phần lớn đã già cỗi cho năng suất thấp, khiến cho thu nhập của người dân ngày càng giảm.

Trước tình hình thời tiết không thuận lợi kèm theo năm nhuận nên chu kỳ cho trái của một số loại trái cây phục vụ Tết Ất Mùi tại các nhà vườn ở ĐBSCL bị “đảo lộn”, dẫn đến năng suất và chất lượng bị ảnh hưởng, nguy cơ khan hiếm hàng để bán tết là rất cao.

Heo rừng là loài động vật hoang dã nên sức đề kháng tốt, thức ăn dễ tìm; quy trình nuôi, cách chăm sóc cũng không quá khó nên mô hình này ngày càng được nhân rộng ở nhiều địa phương.