Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiểu Ong Để Nuôi Tốt, Lãi Cao

Hiểu Ong Để Nuôi Tốt, Lãi Cao
Ngày đăng: 11/09/2014

Nhắc đến người thành công với mô hình nuôi ong ở xã Tây Hiếu (thị xã Thái Hòa, Nghệ An) không ai quên nhắc đến cái tên Hoàng Thanh Thục - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nuôi ong xóm Phú Tân.

Năm 1982, ông Thục từ chiến trường miền Nam trở về quê hương với thương tật ¼. Về quê, ông cùng với vợ con chăm chỉ làm ăn nhưng đói nghèo cứ bủa vây lấy gia đình ông. Năm 1988, ông “bén duyên” với nghề nuôi ong. Lúc đầu, ông nuôi thử 5 đàn ong.

Thấy đầu tư ít, hiệu quả lại cao ông Thục ngày càng mở rộng quy mô nuôi ong. Trong vườn nhà ông giờ lúc nào cũng có 45 - 60 đàn ong khỏe mạnh.

Nuôi ong lâu năm, thạo nghề nên ông Thục hiểu rõ “tính nết” đàn ong và có các biện pháp thích hợp trong việc chống rét, chống nóng, vệ sinh thùng cũng như trợ giúp để đàn ong vượt qua thời gian thiếu vắng mùa hoa. Mới qua vụ mật vải và mật nhãn năm nay, ông Thục đã thu về 350kg mật. Với giá 200.000 đồng/kg, ông đã có khoản doanh thu 70 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn có thêm 40 triệu đồng tiền lãi từ việc tạo chúa, chia đàn, bán hơn 40 đàn ong giống mỗi năm.

Ông Thục chia sẻ: “Nuôi ong không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, không vất vả như các công việc chân tay khác và ai cũng có thể làm được. Tuy nhiên, người nuôi phải thường xuyên kiểm tra, quan sát diễn biến của đàn ong trong từng thời điểm để có cách chăm sóc phù hợp. Khó khăn nhất trong việc nuôi ong là làm sao giữ được đàn ong trong thời gian mưa rét để nhân giống cho vụ sau”.

Nhờ nghề nuôi ong mà gia đình ông Thục cải thiện được cuộc sống, nuôi 2 con gái ăn học nên người và có vốn đầu tư trồng 2ha cao su. Không chỉ có vậy, vốn cởi mở và không giấu nghề, ông Thục đã giúp rất nhiều nông dân khác thoát nghèo bằng việc tư vấn kỹ thuật, truyền nghề nuôi ong cho họ.


Có thể bạn quan tâm

Chờ tái canh cà phê sự thật đắng lòng ở Kon Tum Chờ tái canh cà phê sự thật đắng lòng ở Kon Tum

Cà phê già cỗi, năng suất thấp, đời sống người dân khó khăn nhưng mong ước tái canh cà phê chưa biết đến bao giờ mới thực hiện được.

20/04/2015
Năng suất cây thuốc lá vàng giảm do sâu bệnh Năng suất cây thuốc lá vàng giảm do sâu bệnh

Vụ Đông Xuân năm nay, huyện Châu Thành (Tây Ninh) xuống giống được 760 ha thuốc lá vàng, tập trung nhiều ở các xã Hảo Đước, Long Vĩnh và Ninh Điền.

20/04/2015
Mô hình trồng tiêu sạch của tiến sĩ lọc dầu Mô hình trồng tiêu sạch của tiến sĩ lọc dầu

Chuyện anh Nguyễn Ngọc Luân lấy bằng tiến sĩ lọc dầu ở Cộng hòa liên bang Đức và từ bỏ các công việc hấp dẫn về làm nông nghiệp một huyện thuần nông vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đồng Nai đã làm nhiều người hết sức ngạc nhiên. Nhưng đối với anh, việc giúp nông dân làm giàu ngay trên mảnh đất của họ là ước mơ đã được ấp ủ bấy lâu nay.

20/04/2015
Quản lý chặt chẽ các giống mắc ca Quản lý chặt chẽ các giống mắc ca

Nhiều công ty bán giống mắc ca lên tới vài trăm nghìn/cây là quá đắt so với giá thực tế của loại cây này. Việc phát triển quá nhanh diện tích cây mắc ca, cũng như thiếu kiểm soát trong công tác quản lý giống khiến nhiều hộ dân mua phải giống kém chất lượng.

20/04/2015
Dasco và dự án trồng nấm sạch tại Đồng Tháp Dasco và dự án trồng nấm sạch tại Đồng Tháp

Thời gian qua, Công ty TNHH MTV dịch vụ phát triển nông nghiệp Dasco đã liên kết với Viện Công nghệ Sinh học - Trường Đại học Cần Thơ triển khai dự án phát triển công nghệ trồng nấm sạch gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ ở Đồng Tháp.

20/04/2015