Hiến kế tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng vịt
Vì vậy, hiện nay ngành nông nghiệp tỉnh rất cần những giải pháp hay để tái cơ cấu ngành hàng vịt theo hướng bền vững. Đây cũng là nội dung chính của buổi hội thảo được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức vào sáng ngày 24/7, tại Khu Du lịch Mỹ Trà, TP.Cao Lãnh.
Tại buổi hội thảo, Chi cục Thú y tỉnh báo cáo về thực trạng phát triển ngành chăn nuôi vịt, tìm giải pháp triển khai tái cơ cấu ngành hàng vịt trên địa bàn tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Dịp này, đại diện Cục chăn nuôi thông tin đến người chăn nuôi về tình hình xuất khẩu đối với mặt hàng vịt của Việt Nam; đại diện các huyện Tam Nông, Cao Lãnh và Tháp Mười trình bày về kế hoạch phát triển ngành hàng vịt của địa phương trong thời gian tới.
Nhiều giải pháp đưa ra tại hội thảo được phần lớn đại biểu quan tâm là: xây dựng, liên kết theo chuỗi hiệp hội ngành hàng, tạo mối liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các đại biểu kêu gọi doanh nghiệp đầu tư, tạo mối liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi giữa doanh nghiệp và người chăn nuôi; xây dựng thương hiệu “Vịt Đồng Tháp”...
Hội thảo là dịp để ngành chức năng, doanh nghiệp và người chăn nuôi cùng ngồi lại, đánh giá, phân tích để tìm tiếng nói chung trong việc phát triển ngành hàng vịt theo hướng bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Theo các nhà vườn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, liên tục trong vòng 05 năm qua, giá dừa khô tăng giảm rất bất thường. Thời điểm cao nhất gần 160.000 đồng/chục và thấp nhất “rớt” xuống còn 15.000 - 20.000 đồng/chục.

Tuần đầu, vải thiều Việt Nam có giá 21 - 22 AUD/kg, sau đó đã giảm xuống 15 - 16 AUD/kg.

Theo báo cáo nhanh từ các địa phương, đến nay các tỉnh Bắc Trung bộ (BTB) đã hoàn thành gieo cấy lúa Hè Thu, vụ Mùa đang tập trung gieo cấy dự kiến xong trước 15/7.

Ngày 10/7, UBND tỉnh Lâm Đồng đã chấp thuận cho Công ty TNHH Trang trại Đa Nhim triển khai dự án trồng cây atisô, sản xuất trà atisô và chiết xuất cao atisô tại xã Đa Nhim (huyện Lạc Dương) trên diện tích 10.370m2 với tổng vốn đầu tư 10 tỷ 356 triệu đồng, thời gian thực hiện là 50 năm.

6 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã xuất khẩu 2,71 triệu tấn gạo, đạt giá trị 1,13 tỷ USD. Trong đó, An Giang xuất 223.700 tấn gạo, tương đương 101 triệu USD, giảm 14,6% về lượng và 11,3% về giá trị so cùng kỳ. Một trong những nguyên nhân khiến xuất khẩu giảm là gạo không có thương hiệu nên xuất ở phân khúc cấp thấp, giá bán dưới giá sàn.