Hiến kế tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng vịt
Vì vậy, hiện nay ngành nông nghiệp tỉnh rất cần những giải pháp hay để tái cơ cấu ngành hàng vịt theo hướng bền vững. Đây cũng là nội dung chính của buổi hội thảo được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức vào sáng ngày 24/7, tại Khu Du lịch Mỹ Trà, TP.Cao Lãnh.
Tại buổi hội thảo, Chi cục Thú y tỉnh báo cáo về thực trạng phát triển ngành chăn nuôi vịt, tìm giải pháp triển khai tái cơ cấu ngành hàng vịt trên địa bàn tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Dịp này, đại diện Cục chăn nuôi thông tin đến người chăn nuôi về tình hình xuất khẩu đối với mặt hàng vịt của Việt Nam; đại diện các huyện Tam Nông, Cao Lãnh và Tháp Mười trình bày về kế hoạch phát triển ngành hàng vịt của địa phương trong thời gian tới.
Nhiều giải pháp đưa ra tại hội thảo được phần lớn đại biểu quan tâm là: xây dựng, liên kết theo chuỗi hiệp hội ngành hàng, tạo mối liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các đại biểu kêu gọi doanh nghiệp đầu tư, tạo mối liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi giữa doanh nghiệp và người chăn nuôi; xây dựng thương hiệu “Vịt Đồng Tháp”...
Hội thảo là dịp để ngành chức năng, doanh nghiệp và người chăn nuôi cùng ngồi lại, đánh giá, phân tích để tìm tiếng nói chung trong việc phát triển ngành hàng vịt theo hướng bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 20 doanh nghiệp chế biến thủy sản, kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt khoảng 150 - 160 triệu USD. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có nhiều đơn đặt hàng của các đối tác nước ngoài nhưng không dễ thực hiện vì thiếu nguồn nguyên liệu và giá cả không ổn định.

Qua 6 tháng nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật nên đàn gà phát triển tốt, tỷ lệ mắc bệnh thấp, trọng lượng bình quân đạt 1,6 kg/con, tỷ lệ sống 95%. Tổng số trứng gà đẻ thu được 1.683 quả (trong 3 tháng), tính giá bán thời điểm nuôi với giá 2.800 đ/quả thì tổng thu là 4.712.400đ.

Thời điểm này, nông dân huyện Lai Vung (Đồng Tháp) thu hoạch rộ nấm rơm vụ đông xuân được 88ha, năng suất đạt khoảng 11 tấn/ha, tập trung ở các xã: Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Hòa, Định Hòa. Thương lái mua tại ruộng nấm rơm tươi loại I, (nấm TP) giá dao động từ 50.000 - 60.000 đồng/kg, nấm loại II (mê cô) giá từ 33.000 - 38.000 đồng/kg, tăng khoảng 10.000 đồng/kg so với mấy tháng trước đó.

Sau gần 1 năm triển khai, mô hình trồng gấc lai trên đất vườn đồi ở huyện Anh Sơn (Nghệ An) đã khẳng định được khả năng thích nghi và hiệu quả kinh tế vượt trội so với một số cây trồng khác. Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình và nâng cao hơn nữa giá trị cây gấc ở đây đang còn nhiều vấn đê đặt ra.

Ở phường 12 được xem là vùng nguyên liệu chính của atisô Đà Lạt, nhiều thời điểm nông dân phải phá bỏ loại cây trồng này với diện tích lớn (có thời điểm phá bỏ hơn 20ha) để trồng các loại cây trồng khác vì giá atisô xuống quá thấp”.