Hiến kế tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng vịt
Vì vậy, hiện nay ngành nông nghiệp tỉnh rất cần những giải pháp hay để tái cơ cấu ngành hàng vịt theo hướng bền vững. Đây cũng là nội dung chính của buổi hội thảo được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức vào sáng ngày 24/7, tại Khu Du lịch Mỹ Trà, TP.Cao Lãnh.
Tại buổi hội thảo, Chi cục Thú y tỉnh báo cáo về thực trạng phát triển ngành chăn nuôi vịt, tìm giải pháp triển khai tái cơ cấu ngành hàng vịt trên địa bàn tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Dịp này, đại diện Cục chăn nuôi thông tin đến người chăn nuôi về tình hình xuất khẩu đối với mặt hàng vịt của Việt Nam; đại diện các huyện Tam Nông, Cao Lãnh và Tháp Mười trình bày về kế hoạch phát triển ngành hàng vịt của địa phương trong thời gian tới.
Nhiều giải pháp đưa ra tại hội thảo được phần lớn đại biểu quan tâm là: xây dựng, liên kết theo chuỗi hiệp hội ngành hàng, tạo mối liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các đại biểu kêu gọi doanh nghiệp đầu tư, tạo mối liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi giữa doanh nghiệp và người chăn nuôi; xây dựng thương hiệu “Vịt Đồng Tháp”...
Hội thảo là dịp để ngành chức năng, doanh nghiệp và người chăn nuôi cùng ngồi lại, đánh giá, phân tích để tìm tiếng nói chung trong việc phát triển ngành hàng vịt theo hướng bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang bước vào chính vụ trồng rừng. So với mọi năm, công tác trồng rừng năm nay được triển khai thuận lợi hơn, do các điều kiện về đất đai, kỹ thuật, cây giống được ngành chức năng, các doanh nghiệp và người dân chuẩn bị khá chu đáo.

Trước các ý kiến của ĐBQH về công tác quản lý sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh còn nhiều "khoảng tối" trong phiên thảo luận chiều 10.11, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT và Bộ trưởng Bộ TN&MT đã có những chia sẻ thẳng thắn về vấn đề này.

Sau 5 năm thực hiện (2011-2015) xây dựng nông thôn mới (XDNTM), đến nay, xã Hoài Hương (huyện Hoài Nhơn) đã hoàn thành 19/19 tiêu chí, được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM.

Những ngày qua, tôm tít xuất hiện dày trong đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên), hàng trăm người dân sống ven đầm bơi sõng câu (một loại xuồng nhỏ) đóng chấn, đáy, thả lưới bắt. Có gia đình nhiều người làm nghề thu gần chục triệu đồng từ đánh bắt tôm tít.

Những năm qua, nghề nuôi tôm đã đem lại nguồn thu nhập khá cao cho nhiều người dân trên địa bàn huyện Hải Lăng (Quảng Trị), góp phần cải thiện đời sống người dân, nhất là 2 xã Hải An và Hải Khê.