Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hết thời bay trên cánh... đà điểu

Hết thời bay trên cánh... đà điểu
Ngày đăng: 17/07/2015

Ồ ạt bỏ nuôi đà điểu

Cách đây 7 năm, việc nuôi đà điểu của người dân Quảng Nam, đặc biệt là vùng cát xã Tam Phú, TP.Tam Kỳ - nơi có Trung tâm Giống đà điểu rất nhộn nhịp. Nhiều nông dân mơ ước đổi đời từ loài “chim khổng lồ” này. Giờ đây, chuyện đó đã thành quá khứ. Nhiều người nuôi đà điểu ngậm ngùi bỏ trống chuồng hoặc thay vào đó là những con vật nuôi như bò, heo.

Do trung tâm không cung ứng giống, bà Phượng đành mua hai trứng đà điểu về ấp để lấy giống.     Ảnh:   Trương Hồng

Ông Ngô Đình Long (thôn Ngọc Mỹ, xã Tam Phú), Chi hội trưởng Hội Nông dân thôn Ngọc Mỹ, một trong những hộ đi đầu trong nuôi đà điểu ở đây với chuồng nuôi đà điểu rộng hơn 300m2, giờ đã bỏ hoang nhiều năm nay.

Ông Long cho biết, năm 2007, ông được Trung tâm Giống đà điểu Quảng Nam cung cấp 15 con giống (với giá 1,5 triệu đồng/con) và hướng dẫn kỹ thuật nuôi đà điểu. 7 tháng sau khi nuôi, mỗi con đà điểu nặng từ 100kg trở lên, ông bán lại cho trung tâm với giá 35.000 đồng/kg hơi. Tính ra, mỗi con, ông lãi được 500.000 đồng. Sau đó, ông tiếp tục nuôi lần 2 với số lượng 20 con giống. Nhưng lúc này, giá cả bấp bênh, lãi ít, đà điểu khó nuôi dễ chết, nên sau lứa thứ 2, ông Long đành phơi chuồng.

Không riêng gì ở vùng ven Tam Kỳ, tại các xã vùng cát thuộc huyện Thăng Bình, Duy Xuyên cũng vậy. Ông Lê Văn Thôi- Chủ tịch UBND xã Bình Phú, huyện Thăng Bình, cho biết: “Ở địa phương, ngày trước có ông Lê Tấn Quang nuôi vài chục con đà điểu, nhưng cuối cùng do không có đầu ra, giá cả bấp bênh, dẫn đến thua lỗ, rồi cũng phơi chuồng mấy năm nay…”.

Không phải vật nuôi chủ lực

"Ngày trước ở xã Tam Phú, có rất nhiều hộ nuôi đà điểu như tôi. Đến nay, không còn ai nuôi đà điểu nữa. Tất cả đều chuyển sang nuôi bò và heo. Đà điểu không có giá trị kinh tế cao, rất khó nuôi dễ chết, đặc biệt đầu ra khó, giá cả bất thường, ít lãi...”.
Ông Ngô Đình Long

Trong khi nhiều nơi ở Tam Kỳ, Thăng Bình và huyện Duy Xuyên không mặn mà với đà điểu, thì ở huyện Núi Thành, nông dân vẫn còn muốn nuôi con này nhưng lại không mua giống được. Lý do là, Trung tâm Giống đà điểu Quảng Nam hiện không còn cung cấp con giống, chỉ bán thịt đà điểu ra thị trường thôi.

Anh Đỗ Vạn Tín (trú thôn Phú Nam Đông, xã Tam Xuân 2, huyện Núi Thành)- nhân viên của Trung tâm Giống đà điểu, có một chuồng nuôi đà điểu rộng hàng nghìn m2, nhưng bỏ hoang hơn 2 năm nay. Bà Nguyễn Thị Minh Phượng (65 tuổi) mẹ anh Tín cho biết, do Trung tâm Giống đà điểu không cung cấp giống nữa, nên đành bỏ hoang chuồng, đang chuyển sang nuôi heo rừng và bò lai.

Bà Phượng kể, năm 2010, Tín mua về 20 con đà điểu giống để nuôi. Sau gần 7 tháng chăm sóc, còn được 18 con, phần thì xuất bán lại cho trung tâm, còn thì xẻ thịt bán, thấy cũng có lãi. “Sau đó, tôi tiếp tục bảo Tín mua đà điểu về nuôi, nhưng trung tâm không cung cấp giống nữa, họ muốn độc quyền con giống. Họ chỉ bán trứng để ấp ra con giống. Tín mua 2 quả trứng nhờ lò ấp tại trung tâm ấp nở ra đem về nuôi hơn 2 tháng nay. Hiện 2 con đà điểu nặng gần 2kg rồi” - bà Phượng nói.

Ông Nguyễn Đăng Hưởng- Bí thư, kiêm Chủ tịch UBND xã Tam Xuân 2 cho biết: “Ở địa phương chỉ có một mình gia đình anh Tín là nuôi đà điểu, nhưng đó là mấy năm về trước, chứ hiện tại, trại của Tín không còn nuôi đà điểu”. Theo ông Đăng, đà điểu đối với địa phương không phải là vật nuôi chủ lực để phát triển kinh tế cho người dân, vì nó khó nuôi, đầu ra cũng khó và đầu tư lớn nên nhiều nông dân không mặn mà…”.  


Có thể bạn quan tâm

Đầu Năm Ngư Dân Trúng Cá, Mực Đầu Năm Ngư Dân Trúng Cá, Mực

Sau Lễ khai cửa biển đầu năm, ngư dân xã Phước Diêm và Cà Ná (Thuận Nam, Ninh Thuận) phát hiện có luồng cá chủ yếu là cá cơm, cá trích và mực nhỏ. Chiều mùng 3 tết Âm lịch, hầu hết các thuyền của ngư dân của 2 xã đồng loạt ra quân khai thác nên đạt sản lượng khá cao, đây là tín hiệu đáng mừng, đánh dấu một mùa vụ thuận lợi trong năm mới.

25/02/2015
“Vua” Tôm Thẻ Làng Cát “Vua” Tôm Thẻ Làng Cát

Tốt nghiệp khoa Kinh tế xây dựng Trường đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh, Văn Tấn Thanh Tùng (SN 1984) ở khu phố Phú Hiệp 2, thị trấn Hòa Hiệp Trung (huyện Đông Hòa, Phú Yên) về quê lập nghiệp bằng cách nuôi tôm. Đến nay, mỗi năm anh lãi hàng tỉ đồng từ nuôi tôm và trở thành “đại gia” tôm thẻ chân trắng ở vùng cát này. Anh là một trong bốn thanh niên tiêu biểu trong toàn quốc vừa được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tặng bằng khen.

25/02/2015
Nuôi Cá Trắm Đen Công Nghiệp Lãi 200 Triệu Đồng Mỗi Ha Nuôi Cá Trắm Đen Công Nghiệp Lãi 200 Triệu Đồng Mỗi Ha

Trắm đen là một trong số các loại cá đặc sản nước ngọt không những có chất lượng thịt thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao mà còn có một số tác dụng tốt trong y học nên được người dân ưa chuộng. Với tốc độ tăng trưởng nhanh, giá thành trên thị trường cao, từ 120.000-140.000 đồng/kg, các mô hình nuôi cá trắm đen đã đem lại hiệu quả cao cho người nuôi.

25/02/2015
Phú Yên Thực Hiện Đề Án Thí Điểm Sản Xuất, Tiêu Thụ Cá Ngừ Theo Chuỗi Phú Yên Thực Hiện Đề Án Thí Điểm Sản Xuất, Tiêu Thụ Cá Ngừ Theo Chuỗi

Cá ngừ đại dương Phú Yên có mặt trong 10 đặc sản, hải sản nổi tiếng mà Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã công bố. Nghề khai thác cá ngừ đang là nghề khai thác chính của 35.000 ngư dân các tỉnh Nam Trung Bộ, trong đó Phú Yên là tỉnh có sản lượng khai thác cá ngừ đại dương lớn nhất.

25/02/2015
Đồng Nai Giữ Tăng Trưởng Ổn Định Sản Lượng Thủy Sản Nuôi Đồng Nai Giữ Tăng Trưởng Ổn Định Sản Lượng Thủy Sản Nuôi

Tổng sản lượng thủy sản của Đồng Nai đề ra theo kế hoạch năm 2015 đạt khoảng 50 ngàn tấn. Trong đó, sản lượng thủy sản nuôi đạt 46.800 tấn, gồm: cá 38 ngàn tấn, tôm 7.500 tấn, các loại thủy sản khác 1.300 tấn... Riêng sản lượng thủy sản khai thác ngoài tự nhiên còn khoảng 3.200 tấn, giảm gần 50% so với năm 2014.

25/02/2015