Heo ở lò mổ lậu dương tính với chất cấm

Ngày 5-10, Chi cục Thú y TP.HCM cho biết đang tiến hành củng cố hồ sơ để xử phạt, đồng thời tiêu hủy toàn bộ lô heo tại lò mổ “lậu” ở Q.Gò Vấp vì kết quả xét nghiệm cho thấy dương tính với chất cấm salbutamol (chất tạo nạc, tăng trọng).
Theo Chi cục Thú y, ngày 3-10 trạm thú y Q.Gò Vấp phối hợp với cơ quan chức năng địa phương kiểm tra lò mổ heo “lậu” của ông Trần Văn Thành (36 tuổi, quê Vĩnh Phúc, ngụ Q.Gò Vấp), phát hiện đang tổ chức mổ heo trái phép.
Kiểm tra thực tế, Thú y Q.Gò Vấp xác định ngoài số lượng trên 100kg thịt heo, trong chuồng có 18 con heo đang chờ được giết mổ. Ông Thành không xuất trình được giấy phép giết mổ, giấy chứng nhận kiểm dịch, nguồn gốc của lô heo trên.
Trạm thú y Q.Gò Vấp tiến hành lập biên bản xử phạt ông Thành, đồng thời chuyển toàn bộ 18 con heo về trạm kiểm dịch Hóc Môn lấy mẫu xét nghiệm.
Kết quả trong 3 mẫu, có 1 mẫu dương tính với chất tạo nạc, tăng trọng. Hàm lượng chất cấm tồn dư khoảng 13ppb (ppb là hàm lượng chất cấm trên một mẫu, theo quy định từ 2ppb trở lên là dương tính).
Cùng ngày, Chi cục Thú y TP.HCM cho biết từ nguồn tin của quần chúng về việc nghi ngờ một số hộ chăn nuôi tại huyện Hóc Môn có dấu hiệu sử dụng chất tạo nạc, tăng trọng, chi cục đã cử đoàn kiểm tra lấy 5 mẫu tại 5 hộ chăn nuôi ở các xã Nhị Bình, Đông Thạnh, Xuân Thới Thượng...
Kết quả xét nghiệm cho thấy một mẫu dương tính với chất cấm xuất phát từ hộ chăn nuôi bà Nguyễn Thị Chấn ở xã Xuân Thới Thượng.
Có thể bạn quan tâm

Xã Bình Nam là địa phương có diện tích trồng cây đậu phộng lớn nhất huyện Thăng Bình với diện tích ổn định 180ha. Tận dụng được lợi thế đó, đầu năm 2014 địa phương đã quy hoạch cánh đồng mẫu trồng cây đậu phộng với diện tích 45ha tại thôn Đông Tác.

Trong đó, cá tra có diện tích nuôi tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 6.200 ha với sản lượng 598 ngàn tấn. Theo báo cáo của các Sở NN&PTNT thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, sản lượng cá tra của hầu hết các tỉnh đều giảm so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do giá cá tra nguyên liệu giảm thấp nên người nuôi cho ăn cầm chừng, kéo dài thời gian, cá không đạt kích cỡ thu hoạch.

Những năm gần đây, tại những vùng đất gò đồi cao, đất ruộng thiếu nước, do trồng lúa xuân hè kém hiệu quả nên nhiều hộ nông dân trên địa bàn TP.Tam Kỳ đã thay thế trồng cây mè. Mô hình này không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp cải tạo đồng ruộng, ngăn chặn được sự phát triển của một số dịch bệnh trên cây lúa cũng như hạn chế được việc bỏ đất hoang do thiếu nước vào mùa khô.

Từ tháng 6/2013, đề tài được triển khai nuôi thí điểm tại hộ ông Nguyễn Đức Nhi - ở xã Cam Thịnh Đông, với diện tích 4.000 m2, thả nuôi 400.000 con ốc hương giống và 4.000 con hải sâm. Sau 5 tháng rưỡi thả nuôi, trừ các khoản chi phí đầu tư, hộ nuôi còn lãi gần 256 triệu đồng.

Thẩm quyền công bố dịch bệnh thủy sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y. Trong trường hợp không công bố dịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác nhận về loại dịch bệnh thủy sản xảy ra trên địa bàn cụ thể của địa phương để làm căn cứ thực hiện chính sách hỗ trợ.