Trồng Mè Trên Đất Lúa

Những năm gần đây, tại những vùng đất gò đồi cao, đất ruộng thiếu nước, do trồng lúa xuân hè kém hiệu quả nên nhiều hộ nông dân trên địa bàn TP.Tam Kỳ đã thay thế trồng cây mè. Mô hình này không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp cải tạo đồng ruộng, ngăn chặn được sự phát triển của một số dịch bệnh trên cây lúa cũng như hạn chế được việc bỏ đất hoang do thiếu nước vào mùa khô.
Phơi mình dưới cái nắng gắt mùa hè, nhưng chị Khưu Thị Miên (khối phố 6, phường Trường Xuân, TP.Tam Kỳ) vẫn phấn khởi khi thu hoạch đám mè trên 3 sào đất ruộng nhà mình. Chị cho biết, là đất ruộng nhưng do thiếu nước vào mùa khô nên vài năm nay, thay vì trồng lúa như truyền thống, chị đã cho gieo trồng cây mè vào các vụ xuân hè, hè thu và đạt được kết quả cao từ mô hình này.
Với số vốn khoảng 500 nghìn đồng kể cả giống và phân đầu vụ, sau hơn 2 tháng, chị đã thu hoạch được hơn 3 tạ mè. Giá mè hiện nay trên thị trường là 45 nghìn đồng/kg, tính ra chị Miên lãi được gần 13 triệu đồng.
“Trồng cây mè ít tốn công, ít vốn, có thể trồng trên đất cát pha khô cằn, cả đất gò đồi và đất ruộng thiếu nước, lại ít chịu ảnh hưởng từ sâu bọ nên năm nào gia đình tôi cũng được mùa. Quá trình thu hoạch cũng đơn giản, ít tốn công sức. Đầu ra cũng ổn định nên mấy năm nay tôi luôn thu lãi từ cây mè. Có thể nói trồng cây mè chi phí ít hơn lúa một phần ba nhưng lãi có thể gấp 3 lần cây lúa” - chị Miên cho biết thêm.
Cũng như chị Miên, nhiều hộ ở xã Tam Ngọc (TP.Tam Kỳ) thời gian gần đây cũng chọn trồng cây mè trên những vùng đất gò đồi nước thủy lợi không đến được và bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Theo người dân, sản xuất luân canh giữa lúa và mè, nhất là trong vụ hè thu không chỉ giúp nông dân gia tăng lợi nhuận ngay trong vụ sản xuất này mà còn có tác dụng hỗ trợ tốt cho các vụ sản xuất lúa sau. Ruộng lúa sau khi sản xuất mè sẽ rất trúng và ít bị sâu bệnh hơn so với sản xuất lúa liên tục do các mầm sâu bệnh đã bị tiêu diệt.
Cây mè còn là loại cây thích ứng tốt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên rất thích hợp trồng ở những vùng gò đồi khô cằn, thiếu nước. Hạt mè thu hoạch xong phơi khô có thể bảo quản trong thời gian dài, hạn chế được áp lực bán ra khi bước vào mùa thu hoạch rộ, lại có thể giữ lại làm giống cho vụ sau.
Bà Nguyễn Thị Bích Lợi - chuyên viên nông nghiệp thuộc Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh cho biết, mè là loại cây công nghiệp ngắn ngày, thời gian sinh trưởng từ 75 - 80 ngày, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh. Để sản xuất 1 sào mè cần khoảng từ 1 - 2kg giống, 60 - 70kg phân bón hỗn hợp.
Cây mè có tác dụng cải tạo đất phục vụ rất tốt cho vụ lúa tiếp theo, hạn chế được sâu bệnh. Giá mè trên thị trường cũng tương đối ổn định. Trồng mè xen canh trên đất lúa hoặc trên đất gò đồi thiếu nước là một giải pháp thiết thực cho tình hình hạn hán kéo dài như hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, khi nguồn ếch đồng ngày càng khan hiếm, nhu cầu tiêu thụ ếch nuôi để làm thực phẩm tăng lên. Nhiều nông dân đã mở trại sản xuất ếch giống và nuôi ếch thịt để cung cấp cho thị trường. Thực tế cho thấy, các mô hình sản xuất này mang lại hiệu quả cao cho nông dân và có xu hướng ngày càng mở rộng.

Vào năm 2006 người chị của Thắng gợi ý anh nuôi ngựa bạch. Anh kể: “Tôi và chị mình sau nhiều ngày bàn bạc, đi tìm hiểu các trại ngựa khắp nơi. Khi đó tổng số ngựa bạch trên cả nước chỉ còn khoảng 400 - 500 cá thể. Ngựa được thịt ra nấu cao ngày một nhiều, còn người đi nhân giống lai tạo ngựa bạch khi đó hầu như không có”. Sau đó, Thắng đã quyết định bán hết gà, vịt cộng với tiền của chị mình để lập trang trại ngựa bạch.

Chi cục Thú y tỉnh An Giang phối hợp UBND xã Hội An (Chợ Mới) tổng kết kế hoạch “Xây dựng mô hình ứng dụng giải pháp phù hợp trong chế biến phụ, phế phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò thịt tại huyện Chợ Mới”.

Hiện nay, tôm càng xanh trên địa bàn huyện Tam Nông (Đồng Tháp) bước vào vụ thu hoạch, nhưng giá lại sụt giảm mạnh. Theo thông tin ban đầu là do công ty không thực hiện thu mua, mặc dù đã có làm việc và thỏa thuận giá với người dân...

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm 2013 người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh hơn 217 ngàn tấn thịt heo hơi, tăng hơn 40 ngàn tấn so với năm 2012.