Heo Chết La Liệt, Nghi Thức Ăn Có Vấn Đề

Liên tục nhiều ngày qua, đàn heo của khoảng 10 hộ chăn nuôi heo ở xã Bình Khánh Tây, huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre) đột nhiên chết la liệt.
Một hộ dân cho biết sau khi ăn heo có biểu hiện bất tỉnh. Khi giội nước lạnh vào, heo bị co giật sau đó liệt chân hoặc chết. Có sự trùng hợp là những hộ gặp tình trạng này có sử dụng thức ăn chăn nuôi nhãn hiệu LT ở Bình Dương.
Chị Nguyễn Thị Đẹp ở ấp An Lộc Thị, xã An Thạnh, Mỏ Cày Nam cho biết ngày 9-11 chị mua thức ăn LT cho đàn heo 12 con ăn. Ba ngày sau một số con bỗng dưng có dấu hiệu co giật, la hét dữ dội rồi liệt chân không đứng dậy được. Đến hôm sau hai con chết, hai con còn lại đến nay vẫn liệt hai chân sau chưa tự đứng dậy được.
Ông Trần Văn Gia, trưởng trạm thú y huyện Mỏ Cày Nam, cho biết hiện trên toàn địa bàn huyện có hơn 19.600 hộ chăn nuôi với tổng số lượng hơn 250.000 con. Trạm cũng vừa được người dân các xã báo tin heo có biểu hiện tương tự hộ chị Nguyễn Thị Đẹp. Nhân viên thú y trên địa bàn huyện đang tiến hành khảo sát thống kê số lượng heo chết và hỗ trợ Chi cục Thú y tỉnh Bến Tre thu thập mẫu thức ăn, hiện trường chăn nuôi để phân tích tìm nguyên nhân. Chưa có số liệu số hộ và số heo bị chết, liệt chân.
Anh Phương (chủ đại lý bán thức ăn LT ở xã Bình Khánh Tây) cho biết sau khi phát hiện hiện tượng lạ này anh đã báo công ty biết nhưng phía công ty không phản hồi. Đến ngày 16-11, do lượng heo chết quá nhiều nên phía công ty mới ra thông báo thu hồi loại thức ăn nói trên.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, con tôm thẻ chân trắng đã đem lại cho nhiều hộ dân của tỉnh giàu lên nhanh chóng. Tuy nhiên, cùng với những cái được ấy là nguy cơ người dân đua nhau nuôi tôm thẻ chân trắng làm phá vỡ quy hoạch, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái.

Vùng nuôi tôm hùm Vạn Thạnh (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) những ngày này thật u ám, bởi tôm hùm đang chết liên tục. Trên cầu cảng Đầm Môn, người dân hỏi han nhau về bệnh của tôm, ai nấy đều lắc đầu ngán ngẩm trước nguy cơ một vụ tôm thua lỗ .

Ngày 24/10, huyện Quảng Điền phối hợp với Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tổng kết dự án “Huy động sự tham gia của người dân để bảo vệ môi trường phá Tam Giang”.

Việc thu hoạch rẹm chỉ trong thời gian từ 7 đến 10 ngày, không chỉ giúp nông dân vùng chuyển đổi sản xuất bảo vệ được vuông tôm, ruộng lúa, mà từ nguồn lợi được thiên nhiên ưu đãi, việc giăng bắt rẹm sẽ giúp cho người dân có thêm nguồn thu nhập cải thiện cuộc sống.

Chi cục Thủy sản, Sở NN&PTNT vừa tổ chức Hội thảo đầu bờ trình diễn kết quả mô hình “Nuôi cá rô phi hồng thương phẩm” tại hộ ông Đặng Thanh Vân, thị trấn Bình Minh, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình cho các cán bộ kỹ thuật, quản lý và một số hộ nuôi trồng thủy sản vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của mô hình.