Heo Chết La Liệt, Nghi Thức Ăn Có Vấn Đề

Liên tục nhiều ngày qua, đàn heo của khoảng 10 hộ chăn nuôi heo ở xã Bình Khánh Tây, huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre) đột nhiên chết la liệt.
Một hộ dân cho biết sau khi ăn heo có biểu hiện bất tỉnh. Khi giội nước lạnh vào, heo bị co giật sau đó liệt chân hoặc chết. Có sự trùng hợp là những hộ gặp tình trạng này có sử dụng thức ăn chăn nuôi nhãn hiệu LT ở Bình Dương.
Chị Nguyễn Thị Đẹp ở ấp An Lộc Thị, xã An Thạnh, Mỏ Cày Nam cho biết ngày 9-11 chị mua thức ăn LT cho đàn heo 12 con ăn. Ba ngày sau một số con bỗng dưng có dấu hiệu co giật, la hét dữ dội rồi liệt chân không đứng dậy được. Đến hôm sau hai con chết, hai con còn lại đến nay vẫn liệt hai chân sau chưa tự đứng dậy được.
Ông Trần Văn Gia, trưởng trạm thú y huyện Mỏ Cày Nam, cho biết hiện trên toàn địa bàn huyện có hơn 19.600 hộ chăn nuôi với tổng số lượng hơn 250.000 con. Trạm cũng vừa được người dân các xã báo tin heo có biểu hiện tương tự hộ chị Nguyễn Thị Đẹp. Nhân viên thú y trên địa bàn huyện đang tiến hành khảo sát thống kê số lượng heo chết và hỗ trợ Chi cục Thú y tỉnh Bến Tre thu thập mẫu thức ăn, hiện trường chăn nuôi để phân tích tìm nguyên nhân. Chưa có số liệu số hộ và số heo bị chết, liệt chân.
Anh Phương (chủ đại lý bán thức ăn LT ở xã Bình Khánh Tây) cho biết sau khi phát hiện hiện tượng lạ này anh đã báo công ty biết nhưng phía công ty không phản hồi. Đến ngày 16-11, do lượng heo chết quá nhiều nên phía công ty mới ra thông báo thu hồi loại thức ăn nói trên.
Có thể bạn quan tâm

Trong vụ xuân và vụ mùa 2014, Trung tâm đã tiến hành khảo nghiệm nhiều giống lúa; riêng vụ mùa đã khảo nghiệm so sánh 22 giống lúa tại Trạm thực nghiệm giống cây trồng của trung tâm; khảo nghiệm sản xuất 7 giống lúa có triển vọng và sản xuất thử nghiệm 2 giống lúa mới có tiềm năng về năng suất, chất lượng tại Trạm thực nghiệm và 3 HTX đại diện cho các vùng sinh thái của thành phố.

Vụ hè thu 2014, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) An Giang phát động thi đua ứng dụng công nghệ sinh thái (CNST) trên toàn tỉnh thu hút 81 nông dân đăng ký tham gia ứng dụng trên tổng diện tích hơn 1.200 héc-ta. TS. Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam đánh giá: “Chương trình rất có ích cho nông dân và nông thôn.

Nhằm đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi trong điều kiện giá mủ cao su đang xuống thấp như hiện nay, gia đình anh Lương Xuân Hùng ở ấp Nước Vàng, xã An Bình, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã thực hiện thành công mô hình trồng nấm bào ngư. Hiện nay gia đình anh có 3 nhà nấm, mỗi vụ trồng được khoảng 9.000 bịch phôi giống. Với giá bán cho thương lái trung bình 12.000 đồng/kg, gia đình thu lời khoảng 30 triệu đồng/vụ.

Còn vú sữa được trồng nhiều ở Kế Sách và Mỹ Xuyên. Theo nhiều lão nông, vú sữa tím được trồng đầu tiên là ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, nhưng các vườn vú sữa này đang dần suy kiệt và bà con ở đây không còn mặn mà với loại cây trồng này nữa.

Sở hữu 1.500 đàn ong, mỗi năm cho thu nhập trên 1,3 tỷ đồng, mô hình nuôi ong lấy mật của anh Trần Xuân Phong ở thôn Phúc Lộc A, xã An Khang,TP Tuyên Quang đang được biết đến như một địa chỉ tin cậy cho những ai muốn làm giàu.