Hệ thống tưới nhỏ giọt giải pháp tưới tiết kiệm nước

Vụ xuân hè vừa qua, diện tích trồng màu ở thành phố Sóc Trăng chỉ khoảng 57 ha, giảm trên 50% diện tích so với các vụ khác trong năm.
Do mùa khô nước bị nhiễm mặn, lại thiếu nguồn nước tưới nên nhiều hộ phải bỏ đất trống.
Đối với hộ ông Nguyễn Văn Đức ở khóm 6, phường 4, trồng được hơn 500m2 Bắp cải nhờ có nguồn nước trữ trong ao, nhưng ông cũng rất lo vì nguồn nước này đang dần cạn kiệt.
Đó không chỉ là nỗi lo của hộ ông Đức mà còn là nỗi lo của nhiều hộ trồng màu ở thành phố Sóc Trăng.
Vừa qua, Phòng Kinh tế thành phố và Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học & Công nghệ tỉnh đã tiến hành lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt tại diện tích trồng màu của hộ ông Đức.
Theo đó, máy bơm sử dụng nguồn nước trực tiếp từ ao chứa, hệ thống dây nhỏ giọt được bố trí sao cho lượng nước được tưới trực tiếp vừa đủ vào vùng rễ cây.
Phương pháp tưới này góp phần hạn chế xói mòn đất, giảm công lao động và tiết kiệm được từ 30 - 60% nước tưới so với cách tưới truyền thống.
Ông Đức phấn khởi cho biết: “Áp dụng mô hình này rất có lợi như tiết kiệm được nước tưới, ít tốn công lao động, trong quá trình vận hành cho máy tưới mình còn tranh thủ làm thêm những công việc khác”.
Với hơn 500 m2 trồng hơn 1.000 cây bắp cải trong nhà lưới kết hợp với hệ thống tưới nước nhỏ giọt, ông Đức còn trồng khoảng 30 cây bắp cải theo phương pháp truyền thống để đối chứng về khả năng sinh trưởng của cây trồng.
Qua so sánh, Bắp cải trong mô hình tưới nhỏ giọt phát triển đồng đều, sâu bệnh được kiểm soát tốt.
Ông Ong Tài Thuận- Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh Sóc Trăng, cho biết: “Trung tâm kết hợp với Phòng Kinh tế thành phố thí điểm mô hình tưới nhỏ giọt này và qua thực hiện được nông dân đánh giá cao, vì mô hình giúp tiết kiệm nước tưới, hạn chế được sâu bệnh, giúp cây phát triển tốt hơn”.
Cách tưới thủ công vừa tốn nước, vừa tốn công lao động.
Nông dân Sóc Trăng từng bước ứng dụng thành tựu KH&CN vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng.
Với hệ thống tưới nhỏ giọt sẽ giúp nông dân tiết kiệm nước và chủ động hơn trước diễn biến thất thường của thời tiết hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Chúng tôi trở lại thôn La Chữ thuộc xã Phước Hữu vào dịp toàn tỉnh thi đua lập thành tích kỷ niệm 38 năm giải phóng quê hương Ninh Thuận. Nông dân địa phương tập trung ra đồng chăm sóc hoa màu và thu hoạch dưa hấu vụ đông xuân 2013. Cây dưa luân canh trên đất lúa cho năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao giúp nông dân tăng thu nhập nâng cao đời sống gia đình.

Ông Nguyễn Văn Quất, ở đội 85, Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu (Sơn La) được mệnh danh là “tỷ phú bò sữa” bởi mỗi năm, 180 con bò sữa của gia đình ông cho thu 4 tỷ 680 triệu đồng từ bán sữa tươi.

Những ngày vừa qua, bà con nông dân xã Gio Hải (huyện Gio Linh, Quảng Trị) tiến hành thu hoạch lúa đông xuân. Niềm vui được mùa lúa như tiếp thêm động lực cho người dân vùng ven biển quên đi nỗi nhọc nhằn, vất vả giữa cái nắng như thiêu đốt của mùa hè.

Nắng nóng kéo dài, sông suối, hồ đập bị cạn kiệt khiến hàng ngàn hécta đất trồng lúa ở Nghệ An bị bỏ hoang do thiếu nước tưới.

Chỉ tính riêng số tiền mua thức ăn cho cá chẽm đã lớn nhưng chưa có người mua đã tốn của 100 hộ nuôi ở xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh số tiền khoảng 250 triệu đồng/ngày. Và không một ai biết được đến bao giờ mới bán được số cá nuôi trên.