Hà Nội thúc đẩy hỗ trợ nông dân Sóc Trăng tiêu thụ hành tím

Tính đến ngày 17-4, tình hình tiêu thụ hành tím rất chậm do doanh nghiệp hàng năm thu mua để xuất khẩu sang Indonesia năm nay không thu mua nữa, hành tím tiêu thụ tại nội địa rất ít, giá hành tím thu mua tại ruộng có 3 loại: loại 1 có giá 9.000-10.000 đồng/kg, đưa ra đến Hà Nội giá 9.000-10.000 đồng/kg; loại 2 có giá 6.000-8.000 đồng/kg, đưa ra đến Hà Nội có giá 9.000-10.000 đồng/kg; loại 3 có giá 3.000-4.000 đồng/kg, loại này chủ yếu đưa vào các nhà máy sản xuất mỳ.
Ngay sau khi Sở Công thương Hà Nội có văn bản gửi Sở Công thương các tỉnh, các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị và ban quản lý các chợ về việc hỗ trợ người nông dân tiêu thụ dưa hấu, hành tím. Đến nay, đã có 3 doanh nghiệp tham gia mua hành tím, bán không lãi suất hỗ trợ nông dân, vận chuyển ra Hà Nội, trong đó, Công ty CP siêu thị Vinmart mua 28 tấn, Công ty CP Nhất Nam mua 4 tấn, Công ty TNHH Sài Gòn Co.op Hà Nội 1 tấn.
Dự kiến, giá bán hành tím tại Hà Nội từ 11.000-13.000 đồng/kg. Ngay khi 28 tấn hành tím đợt 1 được tập hợp để chuyển ra Hà Nội, giá bán hành tím tại Sóc Trăng đã tăng lên mức 8.900 đồng/kg.
Sở Công thương Hà Nội sẽ phối hợp với Sở Công thương Sóc Trăng đưa ra chính thống để khi bán mặt hàng hành tím cho người dân phải có giá hợp lý đối với từng loại hành 1, 2, 3. Bên cạnh đó, để tăng lượng hàng đưa ra Hà Nội hỗ trợ nông dân Sóc Trăng, Sở Công thương Hà Nội đề nghị Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận tải có chính sách hỗ trợ vận chuyển cho các doanh nghiệp thực hiện chương trình bán hành tím không lợi nhuận hỗ trợ người nông dân Sóc Trăng.
Mặt khác, Sở Công thương các tỉnh, thành phố cần phối hợp chặt chẽ trong việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản của các tỉnh, thành phố trên cả nước, đặc biệt vào thời điểm trước và trong vụ thu hoạch nông sản của nông dân; chủ động cung cấp thông tin về hàng hóa nông sản trên địa bàn và thông tin về các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân sản xuất, kinh doanh gửi Sở Công thương các tỉnh để phối hợp hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Tốt nghiệp ĐH Nông lâm Huế, Hồ Văn Quân trở lại ngay chính quê hương ở xã Hồng Thủy (H.A Lưới, Thừa Thiên - Huế) để trồng rừng và trồng chuối. Bây giờ anh đã có trong tay 100 ha rừng và 10 ha chuối, mỗi năm thu hoạch hàng trăm triệu đồng.

Gia Lai có 77.500 ha cà phê, trong số diện tích cà phê già cỗi cần cải tạo và tái canh chiếm khoảng 36%, phần lớn của dân. Trên thực tế thời gian qua, chương trình tái canh gặp nhiều khó khăn, nhất là vấn đề về vốn và kỹ thuật.

Thông qua mô hình Hợp tác xã (HTX), hộ nông dân sản xuất manh mún, nhỏ lẻ sẽ góp đất lại để tích tụ thành cánh đồng mẫu lớn, tạo ra thị trường nông sản quy mô lớn...

Tỉnh Hậu Giang đang đẩy mạnh sự liên kết giữa “bốn nhà” (Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nông) nhằm tìm hướng phát triển ổn định, bền vững cho nghề nuôi cá tra. Thị xã Ngã Bảy là nơi đầu tiên trong tỉnh thực hiện việc liên kết “bốn nhà” và đang có những kết quả khả quan.

Sinh ra và lớn lên ở Phú Yên, năm 21 tuổi, anh Nguyễn Văn Minh (thường gọi là Đức, SN 1949) lên Đăk Lăk tìm cơ hội mới và lập nghiệp tại khối 5, phường Tân Hòa, TP. Buôn Ma Thuột. Lúc đầu với hai bàn tay trắng, giờ đây ông Minh đã trở thành một "cao thủ" nuôi heo rừng có tiếng, thu nhập lên tới trên 500 triệu đồng/năm.