Cao Thủ Nuôi Heo Rừng

Lên đất lạ, lại không có người thân thiết để cậy nhờ, ông Minh phải làm đủ thứ nghề. Một hôm tình cờ xem tivi, thấy nuôi heo rừng ở Bình Phước rất hiệu quả, đích thân ông xuống Bình Phước tham quan, học hỏi và đã quyết định đầu tư 25 triệu đồng mua 4 con heo giống Thái Lan (3 con cái, 1 con đực) về nuôi…
Với 4 con heo rừng giống ban đầu, chỉ 2 năm sau (năm 2007), ngoài bán heo thịt, ông xây 70 ô chuồng trại kiên cố, tuyển chọn được 50 con heo giống. Từ đó đến nay, năm nào cũng vậy ông Minh cũng xuất chuồng bán ra thị trường trên 250 con heo rừng. Trung bình mỗi con tù 10- 25 kg, giá trung bình 150 ngàn đ/kg, trừ chi phí đi mỗi năm thu về từ 350- 400 triệu đồng.
Ngoài ra, hàng năm ông còn xuất bán heo giống cho các hộ nuôi trong tỉnh và tỉnh Đăk Nông. Riêng tiền bán heo giống, hàng năm ông cũng thu về thêm từ 100- 150 triệu đồng. “Heo rừng đẻ một năm hai lứa, mỗi lứa cho từ 5- 7 con. Nuôi rất dễ, tôi thường cho nó ăn chuối, bắp, sắn, cỏ, rau lang… toàn là những thứ trồng trong vườn", ông nói.
Ông Minh bật mí thêm, nuôi heo rừng, điều quan trọng là phải có không gian rộng, chuồng trại cần thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa lạnh; trích ngừa định kỳ, nhất là mỗi khi gây dựng heo nái mới… Riêng thức ăn nên tự cung tự cấp là tốt nhất. Khi được hỏi về đầu ra cho sản phẩm heo rừng, ông Minh thổ lộ: Thời gian tới tôi sẽ mở rộng thêm số lượng đàn heo này lên khoảng 80 con nái... Heo rừng bây giờ vẫn không đủ bán cho các nhà hàng, bởi nhu cầu của người dân là rất lớn. Hơn nữa giờ heo rừng đi bẫy ở rừng về chẳng ai dám mua, bởi săn trong rừng sâu có khi cả tháng mới đưa thịt về. Để bảo quản họ phải tẩm thuốc chống thối và vùi dưới đất…
Có thể bạn quan tâm

Chạch lấu phân bố nhiều nơi từ Bắc, Trung, Nam, ưa sống ở các khe đá, ăn động vật là chính gồm các loại giun, ấu trùng côn trùng và côn trùng trưởng thành, tôm tép, cá con, mùn bã hữu cơ

Thực hiện Đề án Nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả tôm nuôi giai đoạn 2011 - 2015, xã Hiệp Tùng (Cà Mau) đang dần mở ra phương thức sản xuất mới, xây dựng các tổ hợp tác (THT) nhằm tạo bước đột phá trong sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân.

Ở Quảng Ngãi, dịch bệnh liên tục hoành hành trên tôm. Người đau thì cần bác sỹ, tôm bệnh thì cần thú y thủy sản. Thế nhưng chẳng thấy bóng dáng cán bộ thú y thủy sản đâu, người nuôi tôm đơn độc chống chọi dịch bệnh trong vô vọng.

Tôi bắt tay nghiên cứu cách cho ếch sinh sản qua tài liệu, sách báo, đồng thời đến những trang trại nuôi ếch nổi tiếng trong và ngoài tỉnh để học hỏi. Năm 2006, tôi đã cho ếch mẹ sinh sản thành công. Mỗi năm, đàn ếch bố mẹ của tôi sinh sản khoảng 6 vạn con giống, thu về 120 triệu đồng

Những tháng đầu năm 2011, người nuôi tôm Cà Mau rất phấn khởi, có thời điểm giá tôm nguyên liệu tăng lên đỉnh điểm, cao nhất từ trước đến nay