Hậu họa từ tồn dư carbendazim trong hồ tiêu

Năm 2014, Việt Nam xuất khẩu hồ tiêu đạt kim ngạch 1,2 tỷ USD, mang về giá trị kinh tế cao nhất từ trước tới nay.
Năm 2015, EU bắt đầu siết chặt các quy định về chất lượng hồ tiêu nhập khẩu. Thông tin từ VPA, ngay trong quý 1 đã có nhiều lô hàng xuất khẩu tiêu của DN Việt Nam bị đối tác trả lại, trong đó chủ yếu là tiêu thô (chiếm 85%). Nguyên nhân do không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (tồn dư hoạt chất carbendazim). Carbendazim là hoạt chất có trong một số thuốc bảo vệ thực vật dùng trên hồ tiêu lâu nay để trừ bệnh hại rất hiệu quả.
Cũng theo thông tin của VPA, qua khảo sát ý kiến của người trồng tiêu thì hóa chất thường được phun dưới gốc cây tiêu vào mùa mưa nhưng sang mùa khô nông dân gần như không sử dụng vì lúc này tiêu đã kết trái, thời tiết khô nên rất ít bị bệnh hại. Sau khi thu hoạch, nông dân vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên thường phơi 2 - 3 nắng là tiêu đủ độ khô để cất trữ, không phải sử dụng carbendazim để phòng trị nấm mốc. Hơn nữa hóa chất là loại có đặc tính phân hủy nhanh (chỉ khoảng 20 ngày) nên có thể khẳng định carbendazim không tồn dư trên cây và hạt tiêu cho tới khi thu hoạch.
Tuy nhiên, do nhiều năm nay giá tiêu tăng vọt, bắt đầu từ quý 3 đến giáp vụ thu hoạch nên có thể một số nông dân có trình độ dân trí thấp khi trữ tiêu để bán dần đã sử dụng chất carbendazim để trừ nấm cho tiêu. Hơn nữa, cũng như các ngành nông sản khác, tiêu hiện được thu mua qua hệ thống thương lái. Vì vậy chất lượng tiêu bán cho các doanh nghiệp xuất khẩu không đồng đều.
Theo phản ánh của nhiều nông dân vùng chuyên canh trồng tiêu ở Lộc Ninh, Bù Đốp thì trong sản xuất không sử dụng carbendazim và thuốc diệt cỏ cháy vì trước hết là để bảo vệ sức khỏe của bản thân và kinh tế của nhà nông. Có thể carbendazim được tiểu thương sử dụng phun để chống nấm mốc và đặc biệt là gian lận thương mại trộn tiêu khô với tiêu ẩm để kiếm lời. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm với hạt tiêu xuất khẩu thì phải có DN đầu tư ký hợp đồng mua sản phẩm trực tiếp với nông dân để loại trừ khâu trung gian với hợp đồng mua bán có ràng buộc chặt chẽ...
VPA kiến nghị Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn cần khảo sát, đánh giá tiêu hiện nay có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật không và nếu có thì ở khâu nào trong quá trình canh tác?
Carbendazim đang chiếm 60% thị trường thuốc bảo vệ thực vật. Tác hại của tồn dư carbendazim trong nông sản là gây vô sinh. Tác hại của thuốc diệt cỏ cháy tồn dư trong nông sản làm sạm da, gây ung thư gan mà trong y học chưa có thuốc giải độc với hoạt chất paraquat. Ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân loại bỏ 2 hoạt chất này trong sản xuất ở tất cả các nông sản để bảo vệ sức khỏe bản thân và người tiêu dùng, tiến tới nền nông nghiệp an toàn, bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Tình trạng sản xuất nhỏ lẻ của bà con nông dân trong thời gian qua đã đưa tới lợi nhuận mang về cho bà con nông dân rất kém. Thêm vào đó đầu ra hạt gạo không ổn định, sức cạnh tranh trên thị trường thế giới chưa lớn. Do vậy, mục tiêu của việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn là muốn bà con nông dân cùng hợp tác lại để bà con có thể hưởng lợi từ các dịch vụ

Nhờ sưu tầm trồng nhiều giống dừa chất lượng và có cách chăm sóc phù hợp, vườn dừa của ông Đỗ Thành Thưởng (mọi người thường gọi là ông Tám Thưởng), ở ấp 2, xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm đã đem về thu nhập cao cho gia đình ông.

Năm 2011, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Bình Sơn đã phối hợp với UBND xã Bình Phú, triển khai mô hình nuôi thỏ New Zealand tại hộ anh Phạm Tấn Cung ở thôn An Thạch 1, xã Bình Phú, huyện Bình Sơn. Đây là mô hình nuôi thỏ New Zealand thành công đầu tiên tại địa phương này, mở ra triển vọng trong công tác phát triển giống, con vật nuôi mới; tạo ra nghề chăn nuôi mới cho nông dân địa phương.

Hôm 28 tháng 1, ê-kíp mổ của khoa Nam học bệnh viện Bình Dân ở Sài Gòn tiến hành ca phẫu thuật kéo dài hơn một giờ đồng hồ để ghép lại toàn bộ da dương vật và vùng bìu cho nam bệnh nhân N.V.L. Trong lúc làm việc dưới hồ nuôi tôm, anh L. đã bị cánh quạt của chiếc máy quấn vào quần đùi, rồi cuốn luôn dương vật, làm đứt phăng lột hết toàn bộ da dương vật, da vùng bìu

Nổi bật là hộ Nguyễn Văn Rừng thu lãi cao nhất với hơn 111 triệu đồng/ha, hộ Lê Thành Công thu lãi gần 82 triệu đồng/ha, Nguyễn Thành Trí thu lãi 70 triệu đồng/ ha, hộ Trần Văn Quân thu lãi trên 67 triệu đồng/ha... Mô hình này đã giúp nhiều nông hộ ở địa phương có được nguồn thu nhập đáng kể trong mùa nước nổi