Hầu hết giống mắc ca được bày bán đều không rõ nguồn gốc

Cụ thể như tại cơ sở giống Hoàng Việt tại bon PaiKol Pruđăng, xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) đang bán giống mắc ca thực sinh.
Theo chủ vườn ươm này thì nguồn giống được lấy từ một địa chỉ uy tín ở TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).
Những năm trước, mỗi năm cơ sở bán khoảng 2.000 đến 3.000 cây nhưng năm nay chỉ mua về 500 cây.
Sức mua kém nên đến cuối mùa vụ trồng vẫn còn trên 100 cây.
Giá mỗi cây dao động ở mức 20.000 đồng.
Chủ cơ sở khẳng định chất lượng nguồn giống có đảm bảo và những hộ dân trong xã đã mua trước đây đến nay cây vẫn phát triển tốt, có hộ đã có quả bói.
Dù khẳng định là như vậy nhưng chủ cơ sở này không hề xuất trình được một loại giấy tờ nào chứng minh được nguồn gốc giống cũng như chất lượng của nó khi cơ quan chức năng kiểm tra.
Giống mắc ca thực sinh tại cơ sở kinh doanh Hoàng Việt ở xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) không có nguồn gốc rõ ràng
Hay như tại cơ sở gieo ươm giống cây trồng Song Hoa ở xã Đắk N’drung (Đắk Song), tại thời điểm kiểm tra cũng đang kinh doanh 2.000 cây giống mắc ca thực sinh.
Điều đáng nói là cơ sở này cũng không có giấy tờ chứng minh được nguồn gốc rõ ràng về cây giống.
Không nói đâu xa, ngay tại Văn phòng giao dịch giống cây trồng EAKMAT đóng tại phường Nghĩa Tân (Gia Nghĩa), nơi đang kinh doanh giống cây mắc ca cũng không có giấy phép kinh doanh và không có hồ sơ về nguồn gốc giống.
Theo Sở Nông nghiệp - PTNT thì hiện nay, qua thống kê sơ bộ, toàn tỉnh có 9 cơ sở kinh doanh cây giống mắc ca.
Trong đó, 1 đơn vị là Công ty Cổ phần Mắc ca Nữ Hoàng (Tuy Đức) gieo ươm để phục vụ cho việc sản xuất của mình; 2 cơ sở vừa gieo ươm vừa kinh doanh và 6 cơ sở chỉ kinh doanh nhưng hiện 3 điểm không còn hoạt động.
Điều đáng nói, trong số các cơ sở trên thì có 6/9 cơ sở chưa được cơ quan chức năng cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã hết mùa vụ trồng rừng, trồng cây mắc ca nên số lượng cây giống tập kết tại các cơ sở không nhiều, khoảng 247.000 cây, tập trung chủ yếu ở địa bàn huyện Tuy Đức.
Về nguồn gốc, chất lượng giống thì qua đợt kiểm tra, chỉ có 1/9 cơ sở cung cấp cho đoàn kiểm tra đầy đủ các hồ sơ, thủ tục liên quan.
Các cơ sở còn lại đều không có hồ sơ chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp của chủng loại cây giống.
Trong khi đó, đây là loại cây trồng khá mới với nhiều dòng khác nhau, mức độ thích nghi, kháng bệnh và cho quả cũng khác nhau nên cần phải có sự khảo nghiệm nghiêm túc, chặt chẽ và khoa học.
Vì vậy, việc người dân mua cây giống không rõ dòng, nguồn gốc sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro về sâu bệnh, mức độ sinh trưởng và khả năng ra hoa, đậu quả.
Trước thực tế này, đoàn kiểm tra đã kiến nghị cơ quan chức năng khuyến cáo các cơ sở cung cấp giống nên gieo ươm, kinh doanh các dòng mắc ca đã qua trồng khảo nghiệm tại địa phương và được đánh giá có năng suất, chất lượng cao.
Bên cạnh đó, đối với 4 cơ sở gieo ươm, kinh doanh giống mắc ca đang hoạt động mà không đảm bảo điều kiện chất lượng theo quy định, đoàn kiểm tra đã đề nghị UBND các huyện, thị xã đình chỉ hoạt động và xem xét thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu có, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm.
Có thể bạn quan tâm

Đó là thông tin được đưa ra tại buổi họp báo giới thiệu về Triển lãm ngành chăn nuôi và công nghiệp chế biến thịt Vietstock 2014 do Cục Chăn nuôi, Bộ NNPTNT tổ chức sáng 1/8 tại Hà Nội.

Hiện nay tại các tỉnh Tây Nguyên nói chung và Đak Lak nói riêng các vườn cà phê này đang bước vào thời kỳ già cỗi, tốc độ sinh trưởng phát triển giảm mạnh, năng suất kém nên vấn đề cưa đốn phục hồi vườn cây cần được áp dụng cấp bách trong canh tác hiện nay.

Măng cụt được xem là một trong loại trái cây ngon, đặc sản của vùng ĐBSCL và một số tỉnh miền Đông Nam bộ. Thế nhưng, giá bán của loại trái cây đặc sản này có xu hướng ngày càng giảm trong những năm gần đây, nhất là khi vào mùa thu hoạch rộ.

Về công việc cụ thể, ông Xuân nói sẽ đi theo 2 hướng nuôi bò sinh sản và vỗ béo bò thịt. Đơn giản ông nghĩ ông cha ta ngày xưa nuôi bò chỉ chăn thả ngoài đồng, lấy công làm lãi thì nay có vốn đầu tư sẽ nuôi bò để làm giàu. Sau thời gian vừa xây dựng chuồng trại, vừa bắt bò về nuôi ông Xuân đã có đôi chút kinh nghiệm với nghề.

Đến nay, tỉnh Sóc Trăng đã thả nuôi được gần 35.500 ha tôm nước lợ, trong đó diện tích tôm thẻ chân trắng (TTCT) hơn 22.000 ha, tăng gấp 3,5 lần so với cùng kỳ.