Hậu Giang Xuống Giống Hơn 10.000ha Mía

Đến thời điểm này, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã xuống giống được hơn 10.000ha mía của niên vụ 2015 - 2016, trong đó, huyện Phụng Hiệp (địa phương có diện tích mía lớn nhất tỉnh) đã xuống giống được hơn 7.200ha, diện tích còn lại được phân bổ ở thị xã Ngã Bảy, thành phố Vị Thanh và một phần huyện Long Mỹ. Hiện mía trong giai đoạn từ mới trồng đến gần 3 tháng tuổi và đang phát triển tốt.
Điều đáng quan tâm trong niên vụ mía này là, người dân sử dụng giống mía ROC 16 chiếm tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay. Chỉ tính riêng huyện Phụng Hiệp, trong tổng số hơn 7.200ha mía đã xuống giống, thì có khoảng 70% bà con sử dụng giống mía ROC 16.
Ông Nguyễn Thế Tự, Phó phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp, cho biết: Mọi năm, giống mía ROC 16 tuy bà con có trồng nhiều nhưng cũng chỉ ở mức từ 52 - 58%, riêng năm nay đã tăng lên khoảng 70%.
Nguyên nhân, đây là giống ngắn ngày nên bà con muốn trồng để bán mía chục với giá cao. Ngoài ra, trước tình hình giá mía bấp bênh như hiện nay, nhiều nông dân chọn trồng giống ROC 16 để thu hoạch sớm và tranh thủ sạ vụ lúa liếp nhằm kiếm thêm nguồn thu nhập…
Có thể bạn quan tâm

Những ngày qua đã có tin đồn thất thiệt Trung Quốc đóng cửa biên giới, khiến giá khoai lang và một vài mặt hàng nông sản khác có lúc rớt giá. Theo ghi nhận của chúng tôi, mặt hàng trái cây như thanh long, xoài, dưa hấu và một số trái cây khác cho thấy chưa bị ảnh hưởng nhiều.

Do môi trường và thời tiết thay đổi, chuyển mưa chính vụ, buổi sáng trời nắng nóng, buổi chiều mưa rải rác nên vùng nuôi tôm trong tỉnh Sóc Trăng bị thiệt hại hơn 12.951 ha.

Ngày 4.6, trao đổi với phóng viên NTNN, lão nông Nguyễn Văn Ơn buồn bã cho biết: “Mấy ngày nay giá dâu bòn bon chỉ còn 1.000 đồng/kg, trong khi những năm trước, khi vào chính vụ, thương lái vẫn vào tận vườn hái mua với giá 6.000 - 7.000 đồng/kg. Năm nay, dâu bon rớt giá thảm hại mà thương lái không buồn mua”.

Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia, từ năm 2012 đến nay, Trung tâm Thủy sản đã thực hiện các mô hình nuôi cá rô phi đơn tính theo quy trình VietGAP tại các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Bình, T.X Sông Công và T.P Thái Nguyên (Thái Nguyên) đạt hiệu quả, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế nông nghiệp cho người dân địa phương.

Sóc Trăng có trên 18 ngàn ha nuôi thủy sản nước ngọt. Ưu thế của các mô hình nuôi thủy sản nước ngọt là có thể kết hợp với các mô hình khác, như mô hình lúa – cá, vườn– ao –chuồng hoặc đơn giản chỉ là nuôi nhiều loại cá trong cùng một diện tích, giúp nông dân thu nhập từ nhiều nguồn. Trong đó cá tai tượng được nhiều nông dân chọn nuôi vì cho thu nhập rất cao.