Hậu Giang Kêu Gọi Đầu Tư 10 Dự Án Nông Nghiệp

Ông Nguyễn Văn Đồng, GĐ Sở NN-PTNT Hậu Giang cho biết, tỉnh đang triển khai 10 dự án kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Cụ thể gồm dự án NM bảo quản, chế biến trái cây có múi đặc sản Hậu Giang (vùng nguyên liệu 9.700 ha); NM bảo quản, chế biến khóm Cầu Đúc (2.000 ha); Đầu tư SX, tiêu thụ, chế biến cá đồng (1.500 ha); Chăn nuôi tập trung (trang trại từ 1.000 - 2.000 con heo, gia cầm 2.000 con trở lên);
Du lịch sinh thái; Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (2.800 ha); Liên kết, liên doanh với Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang nghiên cứu, chọn tạo, SX giống nông nghiệp công nghệ cao (40 ha); Đầu tư vào Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (5.200 ha); Trạm bơm điện (40.000 ha); Xây dựng CĐL lúa chất lượng cao (40.000 ha); Đầu tư vùng nguyên liệu mía (15.000 ha).
Các hình thức kêu gọi đầu tư như liên doanh, DN đầu tư trực tiếp 100% vốn hoặc BOT. Mục tiêu của các dự án nhằm hình thành chuỗi khép kín từ SX đến chế biến, tiêu thụ; Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp an toàn sinh học; Xây dựng tiềm lực công nghệ cao, đẩy mạnh liên kết nghiên cứu thực nghiệm, trình diễn, chuyển giao quy trình công nghệ mới; Tăng cường năng lực tưới tiêu; Tạo mối liên kết 4 nhà, SX theo tiêu chuẩn GAP; Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và nghiên cứu khoa học…
Có thể bạn quan tâm

Hiện giá mủ cao su được các thương lái thu mua tại huyện Sông Hinh (Phú Yên) ở mức 12.000 đồng/kg mủ đông, tăng 4.000 đồng/kg so với giá bình quân vụ 2014, tương đương với giá mủ năm 2013 và chỉ bằng 1/3 giá của năm 2010.

“Đã có những thời điểm rau đến giai đoạn thu hoạch nông dân phải gọi đến năm lần, bảy lượt mà thương lái vẫn không đến mua hoặc đến mua với giá rất thấp, không bằng giá thành sản xuất. Giờ được doanh nghiệp (DN) bao tiêu sản phẩm theo hợp đồng, nông dân (ND) còn gì vui hơn” - Đó là bày tỏ của nhiều nông dân tham gia trồng rau tiêu thụ qua hợp đồng với DN.

Trung tâm Nghiên cứu và Thực nghiệm nông nghiệp Đà Lạt đang “số hóa” nhiều loại cây trồng thực nghiệm để tiện việc theo dõi, chọn lọc các giống loài phù hợp với điều kiện canh tác tiết kiệm vốn đầu tư, công lao động, sản phẩm đạt năng suất và chất lượng cao.

Giá tiêu tăng cao, nhiều người dân đầu tư mở rộng diện tích. Tuy nhiên, việc phát triển ồ ạt cây tiêu để lại nhiều hệ lụy, đó là tình trạng sâu bệnh xuất hiện nhiều, khó phòng trừ. Cùng với đó, nhiều người trồng tiêu vì lợi nhuận trước mắt đã khai thác cạn kiệt làm cho vòng đời cây tiêu ngắn lại.
Cụ thể hai loại ớt sừng trâu vàng và ớt chỉ thiên có giá dao động từ 20.000 - 22.000 đồng/kg, nay tăng lên 33.000 đồng/kg, nông dân rất phấn khởi.