Hậu Giang đoạt giải Nhất hội thi canh tác lúa tiên tiến

Sau một ngày tranh tài sôi nổi, đội đơn vị tỉnh Hậu Giang xuất sắc đoạt giải nhất hội thi “Kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến vùng ĐBSCL năm 2015” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT Hậu Giang tổ chức ngày 6/11 tại TP Vị Thanh.
Tham gia hội thi có 156 thí sinh thuộc 13 đội đến từ các tỉnh, thành vùng ĐBSCL, với 3 phần thi gồm: Sân khấu hóa SX lúa hiệu quả, bền vừng; thi kiến thức tự luận kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến và thi trắc nghiệm kiến thức.
Hội thi là sân chơi bổ ích và ý nghĩa để nông dân của các tỉnh có điều kiện giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với nhau, với mục đích nhằm giúp nông dân trong vùng có điều kiện tiếp cận, chia sẻ thông tin, nâng cao nhận thức, nắm bắt các chủ trương, chính sách khuyến nông, kinh nghiệm trong thực tiễn SX, các tiến bộ kỹ thuật; đặc biệt là các kỹ thuật canh tác tiên tiến.
Ông Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đánh giá: “Hội thi lần này có sự tiến bộ vượt bậc cả về nội dung lẫn hình thức so với năm trước.
Nhiều tiểu phẩm được đầu tư sâu, có tính tuyên truyền cao, thu hút người xem, ăn sâu vào lòng người.
Đối với các thí sinh đều có sự chuẩn bị và được đâu tư bài bản, nắm vững kiến thức nghề nông, am hiểu về khoa học kỹ thuật, thật sự là những nông dân đi đầu, tiên phong trong các phong trào SX, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong canh tác, nâng cao thu nhập trên cùng một đơn vị SX”.
Ngoài giải Nhất thuộc về đội chủ nhà Hậu Giang; 2 đội Trà Vinh và Tiền Giang cùng đoạt giải Nhì; giải Ba được trao cho các đội Vĩnh Long, Bến Tre và Bạc Liêu; các đội còn lại được nhận giải khuyến khích.
Bên cạnh đó, BTC còn trao 3 giải phụ cho đội có phần thi sân khấu hóa ấn tượng nhất và giải dành cho thí sinh cao tuổi nhất, giải dành cho thí sinh trình bày phần thi kiến thức hay nhất.
Có thể bạn quan tâm

Rau nhút là loại chỉ ưa sống và phát triển tốt ở vùng nước sạch sẽ. Người trồng rau nhút cũng không cần sử dụng nhiều phân, thuốc nên loại rau này còn được xem là thực phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng. Đó là điều kiện thuận lợi để mô hình trồng rau nhút được nhiều hộ dân ở ấp Vĩnh Hưng, xã Vĩnh Thạnh Trung (Châu Phú - An Giang) nhân rộng.

Năm 2008, nghề nuôi yến chính thức xuất hiện, khi TP.Hồ Chí Minh thực hiện đề án thí điểm nhà nuôi yến tại xã Tam Thôn Hiệp (huyện Cần Giờ). Từ đó đến nay, hoạt động dẫn dụ yến phát triển rầm rộ.

Đó là anh Hoàng Văn Len ở thôn Bản Tẳng, xã Bằng Khánh, huyện Lộc Bình với mô hình nuôi gà 6 cựa cho hiệu quả kinh tế cao không chỉ giúp gia đình anh thoát nghèo mà còn mở ra hướng chăn nuôi mới cho người dân nơi đây.

Trong những năm qua, nhiều hộ nông dân xã Mỹ Bằng huyện Yên Sơn đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa giống chè cành mới có hiệu quả kinh tế vào sản xuất trên đất vườn đồi để tăng thu nhập và nâng cao đời sống kinh tế.

Những năm gần đây, mô hình nuôi heo (lợn) kết hợp với thả cá đã không còn xa lạ đối với bà con nông dân trên địa bàn huyện Vĩnh Lợi.