Hậu Giang đoạt giải Nhất hội thi canh tác lúa tiên tiến

Sau một ngày tranh tài sôi nổi, đội đơn vị tỉnh Hậu Giang xuất sắc đoạt giải nhất hội thi “Kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến vùng ĐBSCL năm 2015” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT Hậu Giang tổ chức ngày 6/11 tại TP Vị Thanh.
Tham gia hội thi có 156 thí sinh thuộc 13 đội đến từ các tỉnh, thành vùng ĐBSCL, với 3 phần thi gồm: Sân khấu hóa SX lúa hiệu quả, bền vừng; thi kiến thức tự luận kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến và thi trắc nghiệm kiến thức.
Hội thi là sân chơi bổ ích và ý nghĩa để nông dân của các tỉnh có điều kiện giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với nhau, với mục đích nhằm giúp nông dân trong vùng có điều kiện tiếp cận, chia sẻ thông tin, nâng cao nhận thức, nắm bắt các chủ trương, chính sách khuyến nông, kinh nghiệm trong thực tiễn SX, các tiến bộ kỹ thuật; đặc biệt là các kỹ thuật canh tác tiên tiến.
Ông Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đánh giá: “Hội thi lần này có sự tiến bộ vượt bậc cả về nội dung lẫn hình thức so với năm trước.
Nhiều tiểu phẩm được đầu tư sâu, có tính tuyên truyền cao, thu hút người xem, ăn sâu vào lòng người.
Đối với các thí sinh đều có sự chuẩn bị và được đâu tư bài bản, nắm vững kiến thức nghề nông, am hiểu về khoa học kỹ thuật, thật sự là những nông dân đi đầu, tiên phong trong các phong trào SX, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong canh tác, nâng cao thu nhập trên cùng một đơn vị SX”.
Ngoài giải Nhất thuộc về đội chủ nhà Hậu Giang; 2 đội Trà Vinh và Tiền Giang cùng đoạt giải Nhì; giải Ba được trao cho các đội Vĩnh Long, Bến Tre và Bạc Liêu; các đội còn lại được nhận giải khuyến khích.
Bên cạnh đó, BTC còn trao 3 giải phụ cho đội có phần thi sân khấu hóa ấn tượng nhất và giải dành cho thí sinh cao tuổi nhất, giải dành cho thí sinh trình bày phần thi kiến thức hay nhất.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở NN - PTNT Bình Định, hiện nay, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đã thả nuôi trên 1.560 ha mặt nước nuôi tôm, chiếm 71% diện tích tôm nuôi toàn tỉnh. Trong đó, TP Quy Nhơn đã thả nuôi 150,2 ha, Tuy Phước 859,8 ha; Phù Cát 76 ha; Phù Mỹ 424,2 ha và Hoài Nhơn 50,3ha.

Diện tích nuôi thả, năng suất và sản lượng tăng đáng kể, vượt các mục tiêu đề ra là kết quả nổi bật trong sản xuất thuỷ sản những năm gần đây. Nhờ đó, Bắc Giang trở thành tỉnh dẫn đầu khu vực miền núi phía Bắc trong lĩnh vực này.

Do thu hoạch vụ lúa Đông xuân trễ hơn các địa phương khác nên từ đầu vụ đến nay trên địa bàn huyện Long Mỹ (Hậu Giang), vịt đàn từ các nơi chạy đồng về đây rất lớn. Nếu tính từ khi bắt đầu thu hoạch lúa đến nay, trên địa bàn huyện có 44 đàn vịt với tổng số 57.625 con, trong đó vịt từ các huyện trong tỉnh Hậu Giang đến là 5 đàn với số lượng 6.740 con, vịt chạy đồng từ tỉnh khác đến có 14 đàn với số lượng 18.560 con.

Khoảng hai năm trở lại đây, nhiều loại bệnh xuất hiện đã ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng của cây hồ tiêu ở huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị). Theo thống kê sơ bộ, hiện nay toàn huyện Vĩnh Linh đã có gần 700/810 ha hồ tiêu bị nhiễm bệnh các loại, trong đó đã có nhiều vườn tiêu bị nhiễm bệnh chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người trồng.

Mọi năm vào thời điểm này, các xã vùng chuyên canh cây cà phê của huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) như Hướng Phùng, Hướng Tân, Hướng Linh, Ba Tầng “sôi” lên bởi chuyện mở rộng diện tích trồng mới hoặc tái canh cây cà phê. Người dân sở tại, người ở các nơi tìm về mua đất, thuê đất trồng cà phê với hy vọng đổi đời. Giá đất ở “thủ phủ cà phê” Hướng Phùng không dưới 150 triệu đồng/ha, có lúc “sốt đất” giá lên cao chót vót, từ 250 đến 300 triệu đồng/ha nhưng nhiều người vẫn đổ tiền của vào đầu tư phát triển cây cà phê, vì khi đó giá lên cao, chỉ sau một vài vụ là đã thu hồi vốn. Nhưng năm nay, khi mùa vụ trồng mới đang đến gần, hơn 2.500 ha cây cà phê toàn huyện già cỗi cần phải tái canh nhưng không khí làng bản vẫn nhuốm một màu ảm đạm.