Hậu Giang Cần Sớm Quy Hoạch Vùng Nuôi Cá Tra

Ngày 21-10, Đoàn Công tác của Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) do ông Trần Công Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng Thủy sản làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh, cùng đại diện một số trung tâm, chi cục trực thuộc sở nhằm kiểm tra việc quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản; cũng như việc triển khai thực hiện Nghị định 36 của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra trên địa bàn tỉnh.
Tại đây, ông Trần Công Khôi đề nghị ngành nông nghiệp tỉnh có kế hoạch quản lý vật tư thủy sản đầu vào thật chi tiết, cụ thể. Đồng thời, sớm thực hiện hoàn thành công tác quy hoạch vùng nuôi cá tra theo Nghị định 36 của Chính phủ.
Trong quá trình thực hiện, cần quan tâm hướng dẫn các địa phương chuẩn bị nguồn cá tra giống đảm bảo yêu cầu về chất lượng; tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân tham gia quy trình chăn nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn VietGAP; cũng như tạo điều kiện thuận lợi để các hộ thả nuôi trong vùng quy hoạch; đăng ký sản lượng sát với tình hình thực tế…
Từ đầu năm đến nay, Chi cục Thủy sản Hậu Giang đã phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra, đánh giá phân loại nhiều cơ sở sản xuất thức ăn bổ sung, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản và cơ sở sản xuất giống thủy sản trên địa bàn.
Qua đó, đã xét đánh giá 15 cơ sở đạt loại A, 27 cơ sở loại B, 4 cơ sở loại C, 5 cơ sở chưa đăng ký kinh doanh và 17 cơ sở cam kết ngưng hoạt động. Riêng việc thực hiện Nghị định 36 của Chính phủ, Chi cục Thủy sản tỉnh đã triển khai đến các hộ nuôi cá tra ở 3 huyện, thị xã trên địa bàn là Phụng Hiệp, Châu Thành, Ngã Bảy, với 150 lượt người tham dự.
Sau buổi làm việc, Đoàn đã tiến hành kiểm tra thực tế công tác quản lý, sử dụng đàn cá tra bố mẹ chọn giống tại Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang và công tác quản lý, đánh giá phân loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản, thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, chăn nuôi bò trên địa bàn TP Hà Nội tiếp tục có bước phát triển mạnh cả về chất lượng và số lượng với tổng đàn bò 141.641 con, trong đó bò lai hướng thịt 128.438 con, tăng 7%, đàn bò sữa 13.203 con, tăng 19% so cùng kỳ năm 2012. Đàn bò phát triển mạnh góp phần đưa tỷ trọng chăn nuôi năm 2013 đạt 52,1 % cơ cấu trong nông nghiệp.

Tổ chăn nuôi bò vỗ béo của Chi hội Cựu chiến binh ấp T4, xã Vĩnh Phú, là mô hình mới nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, đã giúp một số hội viên và nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Năm 2013, Hợp tác xã (HTX) Thủy sản An Thủy (xã An Thủy - Ba Tri - Bến Tre) quản lý và khai thác hiệu quả con nghêu. Tính đến thời điểm này, sản lượng nghêu khai thác được 300 tấn, tổng doanh thu 7,5 tỷ đồng, tăng 4,1 tỷ đồng so với năm 2012.

Anh Nguyễn Văn Thể ở thôn 10, xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn (Yên Bái) cho biết: “Gia đình tôi đã nuôi trâu cái sinh sản từ nhiều năm qua, song trong thôn lại không có trâu đực tốt để phối giống, thành ra mấy năm trâu mới đẻ một lần.

Sản lượng tôm nuôi nước lợ năm 2013 của Sóc Trăng đạt 72.762 tấn, bằng 129,5% KH, tăng 79,6% so với năm trước. Thành công lớn nhất là các huyện Cù Lao Dung, Trần Đề, Mỹ Xuyên và tuyến ven Sông Hậu huyện Long Phú.