Hậu Giang Cần Sớm Quy Hoạch Vùng Nuôi Cá Tra

Ngày 21-10, Đoàn Công tác của Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) do ông Trần Công Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng Thủy sản làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh, cùng đại diện một số trung tâm, chi cục trực thuộc sở nhằm kiểm tra việc quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản; cũng như việc triển khai thực hiện Nghị định 36 của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra trên địa bàn tỉnh.
Tại đây, ông Trần Công Khôi đề nghị ngành nông nghiệp tỉnh có kế hoạch quản lý vật tư thủy sản đầu vào thật chi tiết, cụ thể. Đồng thời, sớm thực hiện hoàn thành công tác quy hoạch vùng nuôi cá tra theo Nghị định 36 của Chính phủ.
Trong quá trình thực hiện, cần quan tâm hướng dẫn các địa phương chuẩn bị nguồn cá tra giống đảm bảo yêu cầu về chất lượng; tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân tham gia quy trình chăn nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn VietGAP; cũng như tạo điều kiện thuận lợi để các hộ thả nuôi trong vùng quy hoạch; đăng ký sản lượng sát với tình hình thực tế…
Từ đầu năm đến nay, Chi cục Thủy sản Hậu Giang đã phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra, đánh giá phân loại nhiều cơ sở sản xuất thức ăn bổ sung, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản và cơ sở sản xuất giống thủy sản trên địa bàn.
Qua đó, đã xét đánh giá 15 cơ sở đạt loại A, 27 cơ sở loại B, 4 cơ sở loại C, 5 cơ sở chưa đăng ký kinh doanh và 17 cơ sở cam kết ngưng hoạt động. Riêng việc thực hiện Nghị định 36 của Chính phủ, Chi cục Thủy sản tỉnh đã triển khai đến các hộ nuôi cá tra ở 3 huyện, thị xã trên địa bàn là Phụng Hiệp, Châu Thành, Ngã Bảy, với 150 lượt người tham dự.
Sau buổi làm việc, Đoàn đã tiến hành kiểm tra thực tế công tác quản lý, sử dụng đàn cá tra bố mẹ chọn giống tại Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang và công tác quản lý, đánh giá phân loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản, thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Yên nói chung và thành phố Tuy Hòa nói riêng thuận lợi cho việc nuôi trồng các loại nấm như: Nấm linh chi, nấm hầu thủ, nấm chân dài, nấm rơm, nấm sò, nấm mộc nhĩ…

Vừa qua, tại Hà Nội, đặc sản quýt hồng Lai Vung và xoài Cao Lãnh là 2 sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp vinh dự được tôn vinh là sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tại lễ tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2013. Chương trình do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức.

Ngành lúa gạo Việt Nam là một thế mạnh nhưng càng ngày càng bị bào mòn, vắt kiệt sức của nông dân do sự yếu kém của thương nhân và nhà nước tổ chức quản lý chuỗi giá trị sản phẩm gạo không làm được.

Sáng 12-10, Tổng cục Thủy sản phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, UBND huyện Nà Hang tổ chức Lễ thả cá giống, tái tạo nguồn lợi thủy sản tại hồ thủy điện Tuyên Quang.

Thời điểm này ở các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An đang bước vào thời điểm thu hoạch rộ vụ mùa lúa xuân. Tuy nhiên, thời tiết quá nắng gắt, nhiệt độ cao khiến bà con nông dân kiệt sức.