Hạt Kiểm Lâm Huyện Mường Lát Tăng Cường Công Tác Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng

Thực hiện phương châm “Gắn bảo vệ rừng với trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc”, Hạt Kiểm lâm huyện Mường Lát đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tuyên truyền để cán bộ và nhân dân nhận thức được trách nhiệm và nghĩa vụ trong công tác bảo vệ và trồng mới rừng.
Kiểm lâm viên được bố trí về phụ trách địa bàn xã, đã tích cực tham mưu cho UBND các xã, các chủ rừng Nhà nước xây dựng và triển khai thực hiện tốt phương án giữ vững ổn định an ninh rừng và quản lý chặt chẽ nguồn lâm sản trên địa bàn, phương án tác chiến chữa cháy rừng theo phương châm “4 tại chỗ” tại 29 bản vùng trọng điểm cháy rừng.
Xây dựng và triển khai kế hoạch phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng gắn với bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới với 5 đồn biên phòng trên địa bàn huyện; phối hợp, duy trì thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa kiểm lâm – công an – ban chỉ huy quân sự huyện – dân quân tự vệ...
9 tháng năm 2014, Hạt Kiểm lâm huyện Mường Lát đã cung ứng cây giống; tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng; chỉ đạo, tổ chức cho nhân dân các xã Nhi Sơn, Pù Nhi, Quang Chiểu trồng mới được 702 ha rừng sản xuất Dự án 147 (vượt kế hoạch 52 ha); phát hiện, xử lý 12 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, tịch thu 10,6 m3 gỗ các loại. Trên địa bàn huyện không xảy ra “tụ điểm”, “điểm nóng” về khai thác, mua bán, chế biến, vận chuyển lâm sản trái phép; độ che phủ của rừng đạt 57,6%.
Có thể bạn quan tâm

Xã Phước An ( huyện Nhơn Trạch) từ lâu đã nổi tiếng về nguồn thủy sản nước lợ phong phú với nhiều loài được xem là đặc sản, như: tôm sú, cua xanh, bạch tuộc, cá nâu, cá hường…

Nuôi trồng thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Bạc Liêu, không chỉ góp phần tăng trưởng kinh tế, mà còn giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương. Thế nhưng, khoảng 16.000ha tôm nuôi thâm canh và bán thâm canh của tỉnh vẫn trong tình trạng “đói điện”.

Hôm nay (1-8), Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 20/CT-TTg về việc ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất kinh doanh tôm có chứa tạp chất.

3 huyện miền núi Sơn Hòa, Sông Hinh và Đồng Xuân có hơn 50.000 người dân tộc thiểu số (DTTS) của hơn 20 dân tộc. Trong 5 năm qua, UBND các huyện này làm tốt công tác dân tộc nên đời sống người dân từng bước được cải thiện.

Từ trước đến nay, không ít hộ nông dân huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) làm giàu từ chăn nuôi. Tuy nhiên, chăn nuôi đang đứng trước nguy cơ không còn cơ hội duy trì và phát triển do không được quy hoạch vùng tập trung.