Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hắt Hiu Nghề Nuôi Cá Lóc

Hắt Hiu Nghề Nuôi Cá Lóc
Ngày đăng: 07/12/2013

Thời gian gần đây, mô hình ương nuôi cá lóc giống và cá lóc thương phẩm phát triển mạnh nên nông dân thi nhau đào ao nuôi cá. Việc ương nuôi theo phong trào nên khó tránh khỏi khó khăn ở đầu ra….

Đã cảnh báo trước

Phong trào ương nuôi cá lóc giống phát triển ồ ạt từ tháng 5 đến tháng 7 trong năm ở nhiều địa phương của huyện Châu Phú và Phú Tân (An Giang). Nhiều héc-ta đất đang làm ruộng, nông dân chuyển sang đào ao nuôi cá, bất chấp sự cảnh báo của ngành chức năng và chính quyền địa phương, dẫn đến hệ lụy cung vượt cầu.

Trở lại vùng nuôi cá lóc ở xã Khánh Hòa và xã Mỹ Phú (Châu Phú) vào những ngày cuối năm, nông dân không còn hối hả, tất bật như trước. Anh Trần Thanh Giàu (xã Mỹ Phú) vừa đưa chiếc vợt xúc đàn cá bố mẹ lên bồn chờ bạn hàng đến cân cá chợ, vừa nói: “Tết năm nay xem như trắng tay bởi nghề ương nuôi cá lóc giống.

Nếu mấy tháng trước, giá cá lóc giống ở mức 350.000 đồng/kg, có lúc “sốt giá” lên đến 500.000 đồng/kg, còn nay thì giảm xuống chỉ còn 120.000-150.000 đồng/kg. Đợt cá vừa rồi, tôi thả nuôi 30 cặp cá bố mẹ trong 30 chiếc vuông (rộng khoảng 3m2), sau khoảng 20 ngày ép và chăm sóc, đàn cá đẻ từ 3-4kg cá giống/cặp. Tuy nhiên, mối lái chỉ thu mua với giá 120.000 đồng/kg. Thấy thị trường cá giống giảm mạnh, tôi bấm bụng bán và lỗ hơn 10 triệu đồng”.

Cùng cảnh ngộ như anh Giàu, nhiều nông dân khác cũng lâm vào cảnh tương tự. Ngồi bên vuông ương nuôi cá lóc giống với diện tích khoảng 4.000m2, ông Thái Văn Thanh thở dài: “Lúc đầu, chỉ vài hộ ương nuôi cá lóc giống nên kiếm ăn được lắm! Mỗi tháng nuôi cá, chúng tôi bỏ túi từ 10 triệu - 15 triệu đồng, hơn gấp nhiều lần so với trồng lúa.

Đến lúc, nhiều người phá lúa hoặc vườn tạp để đào vuông ương nuôi thì giá cá lóc giống mới giảm thê thảm. Vừa rồi, tôi gạn 36 vuông cá lóc giống chỉ được hơn 20kg, bán với giá 130.000 đồng/kg, lỗ hơn 20 triệu đồng. Ương nuôi cá lóc giống bây giờ mất ăn lắm. Bởi, môi trường nước bị ô nhiễm cá dễ sinh bệnh, đôi khi gặp thời tiết mưa đột ngột thì cá con hao hụt nhiều, lỗ trắng tay”.

Cá lóc thương phẩm cũng giảm mạnh

Nếu cá lóc giống giảm mạnh thì cá lóc thương phẩm cũng bị rớt giá. Vào những tháng cận Tết những năm trước, giá cá lóc khoảng 36.000 đến 40.000 đồng/kg thì nay giảm chỉ còn 25.000-28.000 đồng/kg. Anh Giàu là người ương nuôi cá lóc giống và cá thịt cũng bị lỗ nặng.

Anh ủ dột: “Đàn cá chuẩn bị xuất bán trong dịp Tết, hổm rài thương lái mua giá chỉ 28.000 đồng/kg, với giá này tôi lỗ hơn 20 triệu đồng. Hiện tại, giá thức ăn viên ở mức 25.000 đồng/kg, trong khi đó, nếu nuôi cá đạt trọng lượng 1kg thì tốn ít nhất 1,2kg thức ăn. Do vậy, giá cá thương phẩm phải 35.0000 đồng/kg thì người nuôi mới có lời”.

Là người khởi xướng phong trào ương nuôi cá lóc giống ở xã Khánh Hòa, anh Nguyễn Văn Luông thiệt tình: “Nuôi cá lóc giống rủi ro rất cao. Khâu quan trọng là phải nắm vững kỹ thuật, đừng thấy người khác nuôi hiệu quả mà ồ ạt chạy theo. Tôi đã có 10 năm kinh nghiệm trong nghề ương nuôi cá lóc giống, mà đôi lúc còn bị thất bại.

Tại thời điểm này, cá lóc nuôi “đụng” với cá đồng nên giá giảm mạnh. Nếu cá lóc thương phẩm rớt giá thì người nuôi không mặn mòi với nghề nuôi nữa, kéo theo cá giống cũng giảm. Đây là quy luật cung-cầu mà trước đây con cá tra cũng lâm vào tình cảnh như vậy”.

Hiện nay, hàng loạt hộ ương nuôi cá lóc ở huyện Châu Phú và Phú Tântạm thời bỏ trống ao do giá cá giảm mạnh. Có người mới nuôi cũng bị lỗ nặng. Nếu trước đây, những cặp cá bố mẹ được người nuôi mua với giá 200.000 đồng/cặp thì nay bán cá chợ chỉ với giá 28.000 đồng/kg mà cũng ít người mua.


Có thể bạn quan tâm

Kinh Doanh Gia Cầm Mùa... Dịch Bệnh: Giảm Giá, Vẫn Ít Người Mua Kinh Doanh Gia Cầm Mùa... Dịch Bệnh: Giảm Giá, Vẫn Ít Người Mua

Thời gian gần đây, do dịch cúm gia cầm khiến người tiêu dùng lo sợ nên giá các sản phẩm gia cầm liên tục giảm. Tại nhiều chợ trên địa bàn TP Hà Nội, tình trạng giá giảm, sức mua giảm đã ảnh hưởng không nhỏ tới cả người sản xuất và kinh doanh gia cầm.

05/03/2014
Mười Năm Thương Hiệu Ớt Châu Hưng (Bến Tre) Mười Năm Thương Hiệu Ớt Châu Hưng (Bến Tre)

Năm 2000, hưởng ứng phong trào “Đưa cây màu xuống ruộng”, ban đầu chỉ có vài hộ nhỏ lẻ, có vốn, mạnh dạn đầu tư trồng màu, cây cà chua là cây màu chủ lực lúc bấy giờ.

05/03/2014
“Cò Lúa” Ăn Cửa Trên “Cò Lúa” Ăn Cửa Trên

Cứ đến mỗi vụ thu hoạch lúa, thường xảy ra tình trạng “cò” (người môi giới) máy gặt đập liên hợp. Thực trạng này đang nổi lên thành xu hướng ở nhiều địa phương và chính điều này đã làm tăng thêm chi phí sản xuất cho người trồng lúa.

05/03/2014
Trúng Đậm Lúa Đông Xuân Ở Vĩnh Long Trúng Đậm Lúa Đông Xuân Ở Vĩnh Long

Từ giữa tháng 2, nhiều cánh đồng ở Vĩnh Long vào cao điểm thu hoạch vụ lúa Đông Xuân. Máy gặt đập liên hợp, xe kéo lúa hoạt động rôm rả khắp nơi… Thương lái cũng vào tận đồng mua lúa tươi. Nhiều nông dân hồ hởi: “Chưa năm nào lúa trúng mùa, trúng giá đậm như năm nay”.

05/03/2014
Chọn Sản Xuất Lúa Giống Làm Khâu Đột Phá Chọn Sản Xuất Lúa Giống Làm Khâu Đột Phá

Với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng thuận lợi kết hợp với hệ thống đê bao hoàn thiện, nhiều năm qua người dân ấp Đông Hòa A, xã Thới Tân đã gắn bó với cây lúa. Tuy nhiên, do sản xuất nhỏ lẻ, tự phát nên sản lượng lúa luôn ở mức thấp, chất lượng gạo đạt tiêu chuẩn không cao.

05/03/2014