Hạt É Trúng Đậm

Năm trước giá hạt é chỉ ở mức 30.000 – 40.000đ/kg (tùy thời điểm), nhưng hiện tại lúc thấp nhất cũng bán được 70.000 – 90.000đ/kg, còn những lúc hút hàng lên đến 150.000 - 180.000đ/kg.
Vào thời điểm này, đa số các ruộng trồng é đã được nông dân thu hoạch.
Mở những tấm bạt dài thườn thượt đem những bó hạt é ra phơi kịp ngày tuốt, ông Nguyễn Văn Sừng ở ấp Thạnh Phú, xã Khánh An, huyện An Phú (An Giang), cho biết: "Trước đây, khu vực này chỉ có vài hộ trồng é, nhưng hiện tại số hộ dân trồng loại cây này chiếm hơn 10% diện tích đất.
Bởi đây là loại cây ngắn ngày, dễ trồng, nhẹ chi phí và không tốn nhiều công chăm sóc. Mấy năm trước đây, đất của gia đình tôi chủ yếu trồng lúa, bắp, đậu xanh…, nhưng lợi nhuận cũng không mấy hấp dẫn. Vì thế năm nay tôi trồng thử 5 công, thấy hiệu quả nên vụ tới sẽ mở rộng thêm diện tích".
Trồng hạt é đến ngày thu hoạch chỉ cần chặt gốc rồi phơi vài nắng sau đó đem tuốt. Công đoạn này diễn ra khoảng 10 ngày là cho ra sản phẩm. Năm trước giá hạt é chỉ ở mức 30.000 – 40.000đ/kg (tùy thời điểm), nhưng hiện tại lúc thấp nhất cũng bán được 70.000 – 90.000đ/kg, còn những lúc hút hàng lên đến 150.000 - 180.000đ/kg.
Ông Phạm Thành Tâm, Phó phòng NN-PTNT huyện An Phú, cho biết: Từ khi giá lúa và bắp không mang lại lợi nhuận cao, nhiều người dân tự chuyển đổi cây trồng để tăng thu nhập. Đặc biệt họ chọn cây é, vì loại này thích hợp vùng đất cồn, chịu hạn tốt chi phí đầu tư thấp, không cần dùng thuốc mà chỉ bón phân giúp cây tươi tốt, trồng 1 lần thu 3 vụ/năm.
Nhờ hiệu quả mà năm 2013, toàn huyện có 20 ha nay tăng lên 100 ha. Thời gian tới, nhất là vụ hè thu huyện đang khuyến cáo các vùng đất trồng lúa kém hiệu quả nên mạnh dạn chuyển sang trồng hạt é.
Có thể bạn quan tâm

Khắc phục tình trạng thiếu nước sản xuất do nắng hạn kéo dài, thời gian qua, nhiều nông dân tại xã Lợi Hải (Thuận Bắc - Ninh Thuận) đã chủ động khoan giếng, lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm, góp phần giảm công lao động, tăng năng suất cây trồng, ổn định cuộc sống.

Thông tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lào Cai, trên địa bàn tỉnh hiện có 1.477 ha lúa xuân bị nhiễm rầy, tập trung chủ yếu tại các huyện: Bát Xát, Bảo Thắng, Văn Bàn, Mường Khương và thành phố Lào Cai.

Vụ khoai mỡ năm 2015, nông dân vùng Đồng Tháp Mười huyện Tân Phước (Tiền Giang) xuống giống được 413 ha. Đầu tháng 5/2015, bà con đã thu hoạch được tổng cộng 350 ha, đạt trên 70% diện tích. Khoai mỡ trúng mùa, được giá, nông dân lãi cao, rất phấn khởi.

Hồ tiêu trở thành hiện tượng cá biệt so với các mặt hàng nông sản xuất khẩu khác của Việt Nam khi điệp khúc “được mùa, mất giá” không diễn ra từ năm 2007 đến nay. Giá hồ tiêu nông dân bán luôn ở mức cao và theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước, hiện nay ở mức cao kỷ lục 200.000 đồng/kg.

“Giặc chuột” trở thành vấn nạn lớn nhất đối với nông dân canh tác lúa vùng biên giới. Ngoài lượng chuột tại chỗ, còn có “đội quân chuột” từ Campuchia di chuyển sang nên khó diệt hết bằng các phương pháp truyền thống. “Trong cái khó ló cái khôn”, nông dân vùng biên đã nghĩ ra cách thu gom chuột hiệu quả, vừa tăng thu nhập, vừa bảo vệ mùa màng.