Hạt Điều Rớt Giá Thảm !

Ở thời điểm hiện nay (7/4) giá hạt điều rớt xuống còn 18.000 đồng/ký, bằng với giá hạt điều cách đây 16 năm (1998).Chỉ tính riêng trong tuần lễ đầu tháng 4 hạt điều đã rớt đến 4 giá, từ 25.000 đồng còn 18.000 đồng. Nông dân thu hạt điều chỉ cần để qua một đêm đã thấy lỗ mấy nghìn đồng một ký.
Bình Thuận vào những năm 1999 - 2000 diện tích cây điều lên đến hàng chục nghìn ha. Có huyện diện tích điều chiếm trên 40% diện tích cây lâu năm như Hàm Tân, Tánh Linh…nay thì diện tích điều còn rất ít, chủ yếu chỉ còn cây điều trong vườn, trên rẫy núi.
Cây điều bị chặt phá, trong nhiều nguyên nhân có nguyên nhân chính là do giá cả bấp bênh. Dù không phải lệ thuộc hay bị ép giá như thị trường thanh long, dưa hấu… Hạt điều chủ yếu phục vụ cho các nhà máy chế biến trong nước, chế biến để xuất khẩu. Thuận lợi là vậy, nhưng giá cả thì không ổn định chút nào. Các nhà máy chế biến với lợi thế độc quyền, họ muốn tăng giảm tùy thích.
Cây điều, nhìn về mặt chiến lược, đây là loại cây trồng lâu năm có sản phẩm xuất khẩu giá trị cao, ngoài ra cây điều còn có chức năng phủ xanh đất trống đồi trọc. Ở huyện Tánh Linh vào những năm 1960, điều được trồng thành rừng, thành đồi nối tiếp (đồi Dương Lễ).
Giá trị của cây điều rất rõ ràng, nhưng để nông dân gắn được với cây điều. Từ sản phẩm hạt điều họ có được cái ăn, cái mặc, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ hợp lý, nhất là giá cả thu mua.
Có thể bạn quan tâm

Theo tin từ Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Đồng Nai cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh trên 2,4 triệu con heo/năm. Trong đó, các trang trại và người chăn nuôi nhỏ lẻ cung cấp hơn 1,9 triệu con, doanh nghiệp Nhà nước gần 60 ngàn con, còn lại là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm tỷ trọng xấp xỉ 20%).

Hiện nay, diện tích cây sắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đạt trên 9.000 ha, năng suất bình quân khoảng 25 tấn/ha. Sắn đang là một trong những cây trồng mang lại nguồn thu nhập khá cho người dân vùng cao, vùng nông thôn. Vì vậy, việc canh tác sắn theo phương thức bền vững, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường tự nhiên đang trở thành vấn đề đáng quan tâm.

Năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu trên 134.000 tấn tiêu, thu về gần 900 triệu USD. Đây là giá trị cao nhất trong lịch sử ngành hồ tiêu Việt Nam từ trước đến nay. Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA) dự báo, sản lượng của vụ mùa tiêu năm 2014 này của cả nước tăng không nhiều. Nhưng do nguồn cung tiêu trên thế giới sụt giảm nên giá tiêu xuất khẩu sẽ tiếp tục đứng ở mức cao.

Những năm gần đây, khi hiệu quả kinh tế của cây nhãn tiêu Huế bị ảnh hưởng vì bệnh “chổi rồng”, nhiều nhà vườn ở xã Tân Phong, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đã mở rộng diện tích trồng nhãn Ido (một giống nhãn Thái Lan) vì năng suất cao, đầu ra ổn định và kháng sâu bệnh tốt.

Bộ trưởng Công nghiệp ưu tiên Úc - ông Willem Westra Van Holthe cho biết, Bắc Úc hiện là nguồn xuất khẩu trâu duy nhất ở nước này và nhà chức trách bang rất nỗ lực xây dựng mối quan hệ với các đối tác phía Bắc để thúc đẩy kinh doanh.