Hạt Điều Rớt Giá Thảm !

Ở thời điểm hiện nay (7/4) giá hạt điều rớt xuống còn 18.000 đồng/ký, bằng với giá hạt điều cách đây 16 năm (1998).Chỉ tính riêng trong tuần lễ đầu tháng 4 hạt điều đã rớt đến 4 giá, từ 25.000 đồng còn 18.000 đồng. Nông dân thu hạt điều chỉ cần để qua một đêm đã thấy lỗ mấy nghìn đồng một ký.
Bình Thuận vào những năm 1999 - 2000 diện tích cây điều lên đến hàng chục nghìn ha. Có huyện diện tích điều chiếm trên 40% diện tích cây lâu năm như Hàm Tân, Tánh Linh…nay thì diện tích điều còn rất ít, chủ yếu chỉ còn cây điều trong vườn, trên rẫy núi.
Cây điều bị chặt phá, trong nhiều nguyên nhân có nguyên nhân chính là do giá cả bấp bênh. Dù không phải lệ thuộc hay bị ép giá như thị trường thanh long, dưa hấu… Hạt điều chủ yếu phục vụ cho các nhà máy chế biến trong nước, chế biến để xuất khẩu. Thuận lợi là vậy, nhưng giá cả thì không ổn định chút nào. Các nhà máy chế biến với lợi thế độc quyền, họ muốn tăng giảm tùy thích.
Cây điều, nhìn về mặt chiến lược, đây là loại cây trồng lâu năm có sản phẩm xuất khẩu giá trị cao, ngoài ra cây điều còn có chức năng phủ xanh đất trống đồi trọc. Ở huyện Tánh Linh vào những năm 1960, điều được trồng thành rừng, thành đồi nối tiếp (đồi Dương Lễ).
Giá trị của cây điều rất rõ ràng, nhưng để nông dân gắn được với cây điều. Từ sản phẩm hạt điều họ có được cái ăn, cái mặc, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ hợp lý, nhất là giá cả thu mua.
Có thể bạn quan tâm

Vốn đầu tư thấp, tôm nuôi ít phát sinh dịch bệnh, phá thế độc canh cây lúa, tăng thu nhập trên cùng một diện tích canh tác… là những lợi ích mang lại từ mô hình lúa - tôm kết hợp. Việc nhân rộng mô hình này đã giúp nông dân trong vùng chuyển đổi ổn định cuộc sống.
Trận mưa lụt lịch sử diễn ra trong nhiều ngày qua đã gây thiệt hại nghiêm trọng tới ngành nuôi trồng thuỷ sản của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh). Theo thống kê sơ bộ của UBND huyện, đến thời điểm này, huyện Vân Đồn bị thiệt hại 871 lồng bè nuôi hầu, 384 ô lồng cá, 110 hộ nuôi ốc, hơn 60ha nuôi cá nước ngọt... tổng diện tích khoảng 300ha, chiếm 30% diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn huyện.

Việc thịt gà nhập ngoại tràn ngập thị trường đã gióng lên hồi chuông báo động với ngành chăn nuôi Việt Nam. Nếu không có biện pháp ứng phó kịp thời, chăn nuôi gia cầm trong nước sẽ không có “cửa” phát triển.

Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt quy hoạch đồng cỏ và vùng chăn nuôi gia súc có sừng đến năm 2020.

Theo đề án tái cơ cấu Ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng, phấn đấu đến năm 2020 đàn bò sữa của tỉnh đạt 17.800 con, tăng hơn 10.000 con so với tổng số đàn bò hiện tại. Khi đó vấn đề thức ăn cho bò sẽ trở thành mối lưu tâm hàng đầu của nông hộ.