Hạt ca-ri rớt giá 10 lần, nông dân chặt bỏ cây

Dọc Quốc lộ 20 từ huyện Đức Trọng đến Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, đa phần nhà nào cũng trồng ít cây ca-ri để lấy hạt hoặc lá nấu nướng. Không ít nhà trồng nhiều ca-ri để lấy hạt bán cho thương lái.
Anh Hạn chặt bỏ nhánh lá để dùng làm cột tiêu
Năm 2013, giá hạt ca-ri khoảng 60.000 - 80.000 đồng/ kg đã giúp nông dân vùng Tam Bố, huyện Di Linh kiếm thêm thu nhập. Nhưng hiện nay, giá loại hạt này chỉ còn 6.000 – 8.000 đồng/kg.
“Nhà tôi trồng khoảng 100 cây ca-ri xen canh với tiêu. Lúc đầu khi trồng, giá bán cao lắm, thậm chí lên đến 100.000 đồng/kg hạt. Trong khi đó, giá giống cây này chỉ 2.000 đồng/cây, trồng sau 1 năm là thu hoạch. Nhưng giờ giá xuống quá thấp, không đủ công hái, đập lấy hạt nên tôi chặt cành lá, giữ thân lại làm cột tiêu luôn cho tiện” - anh Nguyễn Hạn ở xã Tam Bố cho biết.
Theo một số tiểu thương thu mua hạt ca-ri tại huyện Đức Trọng, vài tháng trở lại đây, người dân bán hạt ca-ri ít dần. "Cứ đà này, không biết có đủ đáp ứng nhu cầu thị trường không hay lại phải xài hàng Trung Quốc" - một tiểu thương băn khoăn.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi trồng thủy sản vốn đã có từ lâu ở mỗi ao, hồ nuôi của người nông dân xã Minh Dân (Hàm Yên - Tuyên Quang). Tuy nhiên, nuôi trồng thủy sản theo hướng hàng hóa, đảm bảo an toàn là một vấn đề mới mà Minh Dân vừa triển khai thực hiện thành công, mở ra một hướng đi mới cho nghề nuôi thủy sản ở xã này…

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2011 - 2015 đã xác định, trong 5 năm tới, ngành Nông nghiệp vẫn được xem là ngành kinh tế mũi nhọn được quan tâm khuyến khích đầu tư.

Trong những ngày này, tại xã Quang Thuận (Bạch Thông - Bắc Kạn) nhiều tư thương đã cho cả xe tải từ các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn và thành phố Hà Nội đến các hộ dân để thu mua quýt. Không khí mua bán chưa nhộn nhịp do mới bắt đầu vào vụ thu hoạch, nhưng các hộ dân khá vui vì giá thu mua tương đối cao.

5 năm trở lại đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả canh tác, xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ, Hà Nội đã xây dựng được một số vùng chuyên canh cây ăn quả, lúa hàng hóa, chăn nuôi... Nhờ đó, thu nhập của người nông dân được nâng lên từng ngày.

Trong hai tháng qua, các hộ gia đình chăn nuôi dê tại thôn An Hòa, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải mất ăn, mất ngủ bởi đàn dê của họ bỗng nhiên xuất hiện một "bệnh lạ", bệnh từ từ lây truyền từ con này sang con khác. Tính đến thời điểm này đã có 196 con dê của 12 hộ gia đình trong thôn đã bị mắc bệnh này, trong đó có 12 con đã bị chết.