Hapro cam kết bao tiêu 5.000 tấn vải tươi

Thông tin trên đã được ban lãnh đạo Hapro khẳng định ngày hôm qua (18/5) trong cuộc họp bàn phương án cho chương trình hợp tác tiêu thụ vải thiều 2015.
Cùng với các tín hiệu vui về thị trường XK của vựa vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang), quyết định táo bạo này của Hapro có thể sẽ mang lại cú hích lớn cho việc tiêu thụ vải tại phía Bắc tại thị trường nội địa.
Theo kế hoạch, Hapro sẽ phối hợp với UBND huyện Thanh Hà tổ chức thu mua đối với toàn bộ diện tích vải đã được cấp chứng nhận SX theo quy trình VietGAP tại huyện này.
Hapro đã giao cho Cty CP Phân phối Hapro là đơn vị trực thuộc làm đầu mối trực tiếp ký kết các hợp đồng thu mua sản phẩm, sau đó phân phối cho các đơn vị trong và ngoài hệ thống của Hapro trên toàn quốc.
Các Cty thành viên sẽ trực tiếp lấy hàng từ Cty CP Phân phối Hapro để tự tổ chức bán lẻ dựa trên sự chênh lệch giá cả theo các hợp đồng kinh tế.
Được biết, hiện Hapro có hệ thống với gần 20 Cty thành viên với hàng trăm cửa hàng, siêu thị, đại lí bán lẻ trên cả nước, trong đó tập trung chủ yếu tại Hà Nội, một số đơn vị tại Đà Nẵng, TP.HCM, Bình Dương, Bình Phước. Các chi nhánh phía Nam của Hapro cũng đã cam kết sẽ đăng ký với số lượng lớn để tiêu thụ tại các thị trường TP. HCM, Đà Nẵng, Bình Phước, Bình Dương…
Ông Nguyễn Hữu Thắng, Chủ tịch HĐTV Hapro cho biết, sẽ tổ chức ít nhất 100 điểm bán hàng tại Hà Nội.
Ngoài lực lượng nhân viên của các Cty thành viên, Hapro sẽ “trưng dụng” thêm lực lượng sinh viên làm thêm của các trường ĐH-CĐ chuyên ngành quản trị kinh doanh tại Hà Nội tham gia chiến dịch bán hàng. Hapro cũng đang lên kế hoạch giao Đoàn Thanh niên, Công đoàn của Cty phối hợp với các tổ chức, đoàn thể phát động đợt tiêu thụ cao điểm.
Các kênh bán hàng trực tuyến, kèm theo chiến dịch khuyến mãi, chương trình nếm thử sản phẩm, cùng cùng hoạt các hoạt động quảng bá thương hiệu vải thiều Thanh Hà như pano, băng rôn… sẽ được phát động rầm rộ, chú trọng nhất tại các điểm bán hàng tại TP. Hà Nội.
Theo dự kiến, Hapro sẽ tổ chức một sự kiện phát động đợt cao điểm tiêu thụ vải thiều tại Khu D2 Giảng Võ (Hà Nội) vào ngày bắt đầu triển khai bán hàng. Cùng ngày, hơn 100 địa điểm bán lẻ tại Hà Nội và các “đầu cầu” ở các tỉnh thành khác sẽ đồng loạt ra quân tiêu thụ vải…
Nhằm tạo điều kiện bố trí các điểm bán hàng ngoài trời ven các địa điểm, Hapro sẽ có văn bản xin phép Sở Công thương, UBND TP. Hà Nội tạo điều kiện cho phép trưng dụng các địa điểm có thể lập các gian hàng ven các tuyến phố, các địa điểm đông người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Kiên Giang cho biết, toàn tỉnh đã thả nuôi được 28.202 ha cua biển. Trong đó, nhiều nhất là huyện An Minh với 21.845 ha, An Biên 5.592 ha, còn lại nuôi rải rác ở Hà Tiên, Kiên Lương… Phần lớn cua được nuôi xen canh với tôm theo hình thức quảng canh trên nền đất lúa (mô hình tôm - lúa).

Chim trĩ đỏ đã được nhiều người dân ở các tỉnh trong cả nước nuôi mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Tuy nhiên, ở tỉnh Bắc Kạn việc nuôi loại động vật quý hiếm này còn rất mới mẻ đối với nhiều người dân trên địa bàn.

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung.

Thời gian qua, ở Bình Định, tại các huyện Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn người dân đã tự phát phá bỏ nhiều diện tích vườn nhà và đất sản xuất nông nghiệp để đào ao nuôi tôm, gây ô nhiễm môi trường, phá vỡ quy hoạch sản xuất. Để chấn chỉnh tình trạng này, Sở NN-PTNT đã tăng cường kiểm tra và triển khai nhiều biện pháp khắc phục.

Về thăm Phú Khánh, một trong những xã đạt hiệu quả kinh tế cao của huyện Thạnh Phú (Bến Tre), chúng tôi cảm nhận sự thay đổi sâu sắc của đời sống người dân nơi đây. Hai bên đường là những ngôi nhà tường khang trang xen lẫn những ao cá, vườn dừa xanh mướt.