Hapro cam kết bao tiêu 5.000 tấn vải tươi

Thông tin trên đã được ban lãnh đạo Hapro khẳng định ngày hôm qua (18/5) trong cuộc họp bàn phương án cho chương trình hợp tác tiêu thụ vải thiều 2015.
Cùng với các tín hiệu vui về thị trường XK của vựa vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang), quyết định táo bạo này của Hapro có thể sẽ mang lại cú hích lớn cho việc tiêu thụ vải tại phía Bắc tại thị trường nội địa.
Theo kế hoạch, Hapro sẽ phối hợp với UBND huyện Thanh Hà tổ chức thu mua đối với toàn bộ diện tích vải đã được cấp chứng nhận SX theo quy trình VietGAP tại huyện này.
Hapro đã giao cho Cty CP Phân phối Hapro là đơn vị trực thuộc làm đầu mối trực tiếp ký kết các hợp đồng thu mua sản phẩm, sau đó phân phối cho các đơn vị trong và ngoài hệ thống của Hapro trên toàn quốc.
Các Cty thành viên sẽ trực tiếp lấy hàng từ Cty CP Phân phối Hapro để tự tổ chức bán lẻ dựa trên sự chênh lệch giá cả theo các hợp đồng kinh tế.
Được biết, hiện Hapro có hệ thống với gần 20 Cty thành viên với hàng trăm cửa hàng, siêu thị, đại lí bán lẻ trên cả nước, trong đó tập trung chủ yếu tại Hà Nội, một số đơn vị tại Đà Nẵng, TP.HCM, Bình Dương, Bình Phước. Các chi nhánh phía Nam của Hapro cũng đã cam kết sẽ đăng ký với số lượng lớn để tiêu thụ tại các thị trường TP. HCM, Đà Nẵng, Bình Phước, Bình Dương…
Ông Nguyễn Hữu Thắng, Chủ tịch HĐTV Hapro cho biết, sẽ tổ chức ít nhất 100 điểm bán hàng tại Hà Nội.
Ngoài lực lượng nhân viên của các Cty thành viên, Hapro sẽ “trưng dụng” thêm lực lượng sinh viên làm thêm của các trường ĐH-CĐ chuyên ngành quản trị kinh doanh tại Hà Nội tham gia chiến dịch bán hàng. Hapro cũng đang lên kế hoạch giao Đoàn Thanh niên, Công đoàn của Cty phối hợp với các tổ chức, đoàn thể phát động đợt tiêu thụ cao điểm.
Các kênh bán hàng trực tuyến, kèm theo chiến dịch khuyến mãi, chương trình nếm thử sản phẩm, cùng cùng hoạt các hoạt động quảng bá thương hiệu vải thiều Thanh Hà như pano, băng rôn… sẽ được phát động rầm rộ, chú trọng nhất tại các điểm bán hàng tại TP. Hà Nội.
Theo dự kiến, Hapro sẽ tổ chức một sự kiện phát động đợt cao điểm tiêu thụ vải thiều tại Khu D2 Giảng Võ (Hà Nội) vào ngày bắt đầu triển khai bán hàng. Cùng ngày, hơn 100 địa điểm bán lẻ tại Hà Nội và các “đầu cầu” ở các tỉnh thành khác sẽ đồng loạt ra quân tiêu thụ vải…
Nhằm tạo điều kiện bố trí các điểm bán hàng ngoài trời ven các địa điểm, Hapro sẽ có văn bản xin phép Sở Công thương, UBND TP. Hà Nội tạo điều kiện cho phép trưng dụng các địa điểm có thể lập các gian hàng ven các tuyến phố, các địa điểm đông người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm

Tối 1.10, Chợ công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam (Techmart 2015) đã chính thức khai mạc. Một trong những điểm nổi bật của sự kiện do Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) tổ chức lần này là sự tham gia đông đảo của các nhà sáng chế "chân đất".

Quả bưởi hồ lô có hình bản đồ Việt Nam, cùng 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, của lão nông Võ Trung Thành đến từ Hậu Giang, đang được trưng bày ở Hà Nội thu hút nhiều người xem.

Suốt từ đầu năm đến nay, trong khi kim ngạch XK nông, lâm, thủy sản nói chung liên tục sụt giảm so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt là một số mặt hàng nông sản XK chủ lực như chè, cà phê, cao su… thì mặt hàng điều lại “lội ngược dòng” khi tăng trưởng khá khả quan.

Ngày 2/10 các quan chức nông nghiệp của Ba Lan và Việt Nam đã ký một hiệp định cho phép xuất khẩu táo Ba Lan vào thị trường của Việt Nam.

Đoàn doanh nghiệp TP HCM đã tổ chức chuyến khảo sát thị trường Nga để tìm đường xuất khẩu hàng sang thị trường tiềm năng này