Hào hứng biogas

Công trình hầm biogas giảm tải ô nhiễm môi trường
Ông Chu Minh Thể, cán bộ khuyến nông xã Tân Dĩnh cho biết, với số lượng gia súc lớn và chủ yếu chăn nuôi theo hình thức gia trại xen lẫn trong khu dân cư gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sống của người dân xung quanh.
Đã có không ít lần các hộ dân tập trung gửi đơn kiện lên xã vì mùi chất thải chăn nuôi quá nồng nặc.
Ngay sau khi dự án được triển khai, các hộ chăn nuôi đã chủ động đăng ký xây, lắp.
Việc người dân gửi đơn kiện lên xã đã không còn. Các hộ chủ yếu xây hầm gạch có dung tích khoảng 15 - 20 m3.
Môi trường xung quanh không những được cải thiện mà nguồn khí sinh ra từ hầm còn được tận dụng làm chất đốt dùng trong sinh hoạt và thắp sáng.
Hiện toàn xã có từ 60 - 70 hộ đã đăng ký xây, lắp hầm biogas vào năm 2016.
Công tác hỗ trợ vốn cho người dân minh bạch, rõ ràng.
Ngay sau khi xây, lắp và tiến hành nghiệm thu, dự án chuyển tiền hỗ trợ trực tiếp thông qua số chứng minh nhân dân của chủ hộ mà không qua bất kì khâu trung gian nào, đảm bảo tiền đến tận tay người dân.
Ông Ngô Sỹ Bảo, thôn Tân Sơn 3 cho chia sẻ, gia đình trước giờ vẫn duy trì nuôi từ 30 - 40 con lợn, cũng đã có hầm chứa chất thải từ trước.
Ngay khi biết thông tin được hỗ trợ vốn để xây hầm biogas, gia đình đăng ký làm luôn.
Khí thì để dùng nấu thức ăn cho lợn cũng đỡ được phần nào chất đốt, chất thải cũng không còn mùi như trước.
Trong quá trình triển khai dự án, mỗi hộ tham gia dự án, ngoài việc được hỗ trợ kinh phí còn được dự 1 lớp tập huấn ngắn trong 2 ngày để vận hành công trình khí sinh học sao cho hiệu quả và an toàn.
Hiện nay, trong thôn có nhà bà Liệu, ông Ban và một số hộ khác cũng xây hầm biogas để xử lý chất thải chăn nuôi. Xã Tân Dĩnh nói riêng và huyện Lạng Giang nói chung đã nhận thức được vai trò và hiệu quả rất lớn của các công trình khí sinh học tới môi trường và đời sống.
Ông Hoàng Văn Sơn, kỹ thuật viên dự án LCASP huyện Lạng Giang cho biết, dự án mới được triển khai trên địa bàn huyện được 2 năm nhưng đã có được những thành công bước đầu.
Toàn huyện đã xây, lắp được 700 công trình với dung tích đa dạng từ 12 - 30 m3.
Đặc tính của hầm composite là nhanh, gọn và tiện lợi, song dung tích nhỏ, không phù hợp với nhu cầu thực tế của người dân nên đa phần các công trình biogas là hầm gạch với dung tích chủ yếu từ 16 - 20 m3.
Tính từ đầu năm đến tháng 10/2015, toàn huyện xây, lắp được 260 công trình (đã nghiệm thu 160 công trình).
Bắt đầu triển khai dự án, Phòng NN-PTNT huyện đã gửi các văn bản tuyên truyền sâu rộng về các xã, thôn.
Đồng thời, tuyên truyền trên các đài truyền thanh xã, huyện về lợi ích của dự án tới môi trường và việc hỗ trợ kinh phí đối với các hỗ tham gia dự án.
Có thể bạn quan tâm

Từ cuối tháng 3 đến nay, Doanh nghiệp tư nhân Đức Mai (huyện Tây Sơn - Bình Định) - đơn vị tham gia liên minh sản xuất và chế biến hạt điều thuộc Dự án cạnh tranh nông nghiệp tỉnh - đã đến xã Cát Lâm tổ chức thu mua hạt điều của 57 hộ xã viên HTXNN 2 Cát Lâm, xã Cát Lâm (Phù Cát) cùng tham gia liên minh với giá 18.000 đồng/kg, cao hơn giá thị trường tại thời điểm 500 đồng/kg.

Anh Võ Thiếu Sơn, ở ấp Bà Tiên 2, xã Phú Đông (huyện Tân Phú Đông - Tiền Giang) có 2 công đất đầm nuôi tôm nằm cặp theo sông Cửa Trung. Sau những vụ nuôi tôm không hiệu quả, anh Sơn quyết định chuyển sang thử nghiệm nuôi cá rô phi thương phẩm, ổn định cuộc sống.

Do trong quá trình nuôi ít tốn kém nên con sò huyết hiện nay đang được nhiều người dân xã Đông Thới, huyện Cái Nước (Cà Mau), đầu tư phát triển.

Hiện nay toàn tỉnh đã hoàn thành việc gieo cấy trên 33.000ha lúa mùa, do ảnh hưởng thời tiết vụ mùa thường là vụ sâu bệnh phát sinh và gây hại mạnh trên cây lúa. Để nắm tình hình sâu bệnh gây hại, chỉ đạo phòng trừ kịp thời, từ ngày 8 đến 11-7, Chi cục Bảo vệ thực vật tổ chức tổng điều tra đánh giá nguồn sâu bệnh đầu vụ mùa trên địa bàn toàn tỉnh.

Với mục tiêu đa dạng hoá các loại cây ăn quả, nâng cao giá trị kinh tế trên một diện tích, vài năm lại đây, một số hộ dân ở xã Quý Sơn (Lục Ngạn - Bắc Giang) đã mạnh dạn đưa cây hồng xiêm vào trồng. Đến thăm mô hình trồng hồng xiêm xen nhãn Miền Thiết của gia đình chị Phạm Thị Chúc, ở thôn Bắc 2, xã Quý Sơn thấy rõ sự năng động và cần cù của người dân nơi đây.