Hào hứng biogas

Công trình hầm biogas giảm tải ô nhiễm môi trường
Ông Chu Minh Thể, cán bộ khuyến nông xã Tân Dĩnh cho biết, với số lượng gia súc lớn và chủ yếu chăn nuôi theo hình thức gia trại xen lẫn trong khu dân cư gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sống của người dân xung quanh.
Đã có không ít lần các hộ dân tập trung gửi đơn kiện lên xã vì mùi chất thải chăn nuôi quá nồng nặc.
Ngay sau khi dự án được triển khai, các hộ chăn nuôi đã chủ động đăng ký xây, lắp.
Việc người dân gửi đơn kiện lên xã đã không còn. Các hộ chủ yếu xây hầm gạch có dung tích khoảng 15 - 20 m3.
Môi trường xung quanh không những được cải thiện mà nguồn khí sinh ra từ hầm còn được tận dụng làm chất đốt dùng trong sinh hoạt và thắp sáng.
Hiện toàn xã có từ 60 - 70 hộ đã đăng ký xây, lắp hầm biogas vào năm 2016.
Công tác hỗ trợ vốn cho người dân minh bạch, rõ ràng.
Ngay sau khi xây, lắp và tiến hành nghiệm thu, dự án chuyển tiền hỗ trợ trực tiếp thông qua số chứng minh nhân dân của chủ hộ mà không qua bất kì khâu trung gian nào, đảm bảo tiền đến tận tay người dân.
Ông Ngô Sỹ Bảo, thôn Tân Sơn 3 cho chia sẻ, gia đình trước giờ vẫn duy trì nuôi từ 30 - 40 con lợn, cũng đã có hầm chứa chất thải từ trước.
Ngay khi biết thông tin được hỗ trợ vốn để xây hầm biogas, gia đình đăng ký làm luôn.
Khí thì để dùng nấu thức ăn cho lợn cũng đỡ được phần nào chất đốt, chất thải cũng không còn mùi như trước.
Trong quá trình triển khai dự án, mỗi hộ tham gia dự án, ngoài việc được hỗ trợ kinh phí còn được dự 1 lớp tập huấn ngắn trong 2 ngày để vận hành công trình khí sinh học sao cho hiệu quả và an toàn.
Hiện nay, trong thôn có nhà bà Liệu, ông Ban và một số hộ khác cũng xây hầm biogas để xử lý chất thải chăn nuôi. Xã Tân Dĩnh nói riêng và huyện Lạng Giang nói chung đã nhận thức được vai trò và hiệu quả rất lớn của các công trình khí sinh học tới môi trường và đời sống.
Ông Hoàng Văn Sơn, kỹ thuật viên dự án LCASP huyện Lạng Giang cho biết, dự án mới được triển khai trên địa bàn huyện được 2 năm nhưng đã có được những thành công bước đầu.
Toàn huyện đã xây, lắp được 700 công trình với dung tích đa dạng từ 12 - 30 m3.
Đặc tính của hầm composite là nhanh, gọn và tiện lợi, song dung tích nhỏ, không phù hợp với nhu cầu thực tế của người dân nên đa phần các công trình biogas là hầm gạch với dung tích chủ yếu từ 16 - 20 m3.
Tính từ đầu năm đến tháng 10/2015, toàn huyện xây, lắp được 260 công trình (đã nghiệm thu 160 công trình).
Bắt đầu triển khai dự án, Phòng NN-PTNT huyện đã gửi các văn bản tuyên truyền sâu rộng về các xã, thôn.
Đồng thời, tuyên truyền trên các đài truyền thanh xã, huyện về lợi ích của dự án tới môi trường và việc hỗ trợ kinh phí đối với các hỗ tham gia dự án.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 30-7, tại hội thảo quốc gia về tiềm năng xuất khẩu do Cục Kinh tế liên bang Thụy Sĩ và Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công thương tổ chức, Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã công bố nhiều mặt hàng triển vọng xuất khẩu của VN.

Học hỏi mô hình nuôi ba ba ở Hậu Giang và áp dụng ngay trên miếng vườn của mình, 3 năm nay, anh Phạm Tấn Hưng, ngụ ấp Thới Phước 1, xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai (TP Cần Thơ) thành công với nghề nuôi ba ba, tăng thu nhập kinh tế gia đình đáng kể.

Ngày 30-7, Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ và Cục Xúc tiến thương mại VN đã công bố nghiên cứu dự án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về tiềm năng xuất khẩu của VN. Theo đó, cảnh báo cơ cấu xuất khẩu của VN đang dựa quá nhiều vào sản phẩm thô, thâm dụng tài nguyên...

Với sự hỗ trợ của trung ương và địa phương trong việc di dân, phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng nên đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất hiệu quả; đường giao thông được cứng hóa giúp nhân dân đi lại và tiêu thụ sản phẩm nông sản. Từ đó người dân vùng chuyển dân sông Ðà có điều kiện phát triển kinh tế, ổn định đời sống, yên tâm sản xuất.

Chiều 7-4-2014, ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP Cần Thơ, cho biết: Kết quả xét nghiệm mẫu gia cầm ở khu vực Thới Hòa B, phường Long Hưng, quận Ô Môn dương tính với cúm A (H5N1).