Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hành trình quảng bá nhãn hiệu nếp Phú Tân An Giang

Hành trình quảng bá nhãn hiệu nếp Phú Tân An Giang
Ngày đăng: 15/10/2015

Tích cực chuyển giao kỹ thuật trong canh tác giúp nông dân tăng năng suất nếp

Với 18 cơ sở lớn sản xuất - kinh doanh nếp, nông dân huyện Phú Tân từ lâu đã mong ước có được thương hiệu riêng của huyện để quảng bá rộng rãi trên thị trường giúp đầu ra chất lượng hơn.

Trước mùa thu hoạch, các doanh nghiệp trong huyện tự tổ chức thu mua, xay xát và tiêu thụ sản phẩm theo đơn đặt hàng và hợp đồng với thương lái ngoài tỉnh.

Mặc dù doanh nghiệp tại địa bàn huyện quan tâm đến việc đầu tư quy trình đóng gói, gắn nhãn mác, mẫu mã sản phẩm nếp Phú Tân nhưng thương lái ngoài tỉnh “không cần” nhãn hiệu, họ chỉ mua sản phẩm thô về để tự tiêu thụ ở nơi khác.

Nhằm quảng bá nhãn hiệu tập thể “Nếp Phú Tân”, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành, xã, thị trấn hỗ trợ các Hợp tác xã (HTX) chọn giống nếp chất lượng đóng gói sản phẩm tham gia các kỳ hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh.

Năm 2006, HTX nông nghiệp Tân Mỹ Hưng do ông Trần Thanh Dũng làm chủ nhiệm đã đại diện cho 8 HTX để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể “Nếp Phú Tân”.

Năm 2009, lần đầu tiên HTX Tân Mỹ Hưng chọn giống nếp chất lượng đóng gói sản phẩm bao 2kg, 5kg, 10kg tham gia tại hội chợ ở Thủ Đức và TP.

Hồ Chí Minh.

Được Phòng Kinh tế - Hạ tầng mời kết nạp làm thành viên để sử dụng nhãn hiệu tập thể, thời gian qua, doanh nghiệp xay xát Hòa An (Phú Hưng) và Công ty TNHH Thanh Bích (Tân Trung) đã tham gia đóng gói bao 2kg, 5kg, 50kg gắn nhãn hiệu “Nếp Phú Tân” để bán trên thị trường và tham gia các kỳ hội chợ trong, ngoài tỉnh.

Là địa phương được UBND tỉnh quy hoạch thành vùng chuyên canh nếp, đê bao khép kín 3 vụ/năm, ngành Nông nghiệp Phú Tân đã chủ động chuyển giao kỹ thuật, kiến thức về giống, cơ giới hóa đến đông đảo nông dân.

Cách đây 6 năm, Sở Khoa học và Công nghệ hợp đồng với Trường đại học Cần Thơ tham gia nghiên cứu, phục tráng thành công giống nếp CK92, CK2003.

Trong đó, giống CK92 được chọn lọc lai tạo từ giống nếp đùm, cho nhiều hạt hơn bộ giống nguyên chủng, thời gian sinh trưởng ngắn ngày.

Từ năm 2010 đến 2012, mỗi năm, Trường đại học Cần Thơ chuyển giao 2kg nếp thuần, ngành Nông nghiệp lần lượt phân phối cho nông dân thuộc các Tổ nhân giống sản xuất, từ các tổ này tiếp tục phân phối đến nông dân sử dụng giống nếp thuần chất lượng.

Đến nay, huyện Phú Tân đã có thêm nhiều cơ hội để nông dân tiêu thụ sản phẩm nếp thuận lợi:

Công ty Cổ phần Thương mại đầu tư Tín Thương triển khai mô hình “Chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm lúa nếp” và hợp đồng với HTX, nông dân xã Phú Thành sản xuất 517 héc-ta nếp vụ đông xuân, hè thu, thu đông năm 2015, với phương thức công ty cho nông dân ứng trước 5 triệu đồng/héc-ta để mua giống, vật tư; còn giá thu mua sản phẩm theo giá thị trường tại thời điểm thu hoạch nếp.

Ngoài ra, Công ty Lương thực Thực phẩm An Giang hợp đồng thu mua 200 héc-ta nếp vụ đông xuân 2015 và Công ty Tân Thạnh An hợp đồng tiêu thụ 400 héc-ta nếp tại xã Phú An vụ đông xuân 2015.

Sau thời gian triển khai và không ngừng tìm kiếm giải pháp để phát huy hiệu quả nhãn hiệu tập thể “Nếp Phú Tân”, huyện Phú Tân đã được tỉnh chấp thuận giao Sở Công thương chủ trì cùng các sở, ngành tỉnh, UBND huyện xây dựng “Đề án phát triển nhãn hiệu nếp Phú Tân”.

Bước đầu, huyện thí điểm chọn HTX nông nghiệp Phú An thực hiện mô hình gắn kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nếp giai đoạn 2016 - 2020 để từ đó nhân rộng trên toàn địa bàn.

Hành trình quảng bá nhãn hiệu “Nếp Phú Tân” đã và đang đưa nông dân trồng nếp đến gần với những cơ hội mới, tiếp cận và vươn xa đến các thị trường, gắn liền với đó là những tiềm năng sẽ thúc đẩy kinh tế huyện phát triển.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi bò vỗ béo hướng đi mới phát triển kinh tế gia đình ở xã Vĩnh Lợi (An Giang) Nuôi bò vỗ béo hướng đi mới phát triển kinh tế gia đình ở xã Vĩnh Lợi (An Giang)

Xã Vĩnh Lợi, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang là một xã thuần nông có 1.435 hộ dân với 5.789 nhân khẩu đang sinh sống. Người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông và làm thuê. Thời gian gần đây, phong trào chăn nuôi đặc biệt là nuôi bò vỗ béo đã và đang phát triển một cách mạnh mẽ và trở thành nghề chính trong phát triển kinh tế hộ gia đình của nông dân Vĩnh Lợi.

10/04/2015
Mở rộng chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm Mở rộng chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm

Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi là xu thế tất yếu đáp ứng nhu cầu thị trường và giúp ngành chăn nuôi phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chuỗi liên kết đã gặp không ít khó khăn như việc xây dựng nhãn hiệu thương hiệu cho sản phẩm...

10/04/2015
Thu nhập cao từ nuôi… vịt trời Thu nhập cao từ nuôi… vịt trời

Bằng sự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm, mở lối đi riêng, anh Nguyễn Văn Vượng, ở tổ dân phố 3, phường Nghĩa Trung (Gia Nghĩa - Đắk Nông) đã bước đầu thành công, có thu nhập cao từ việc nuôi… vịt trời.

10/04/2015
Si Ma Cai (Lào Cai) triển khai dự án chăn nuôi gia súc chất lượng cao Si Ma Cai (Lào Cai) triển khai dự án chăn nuôi gia súc chất lượng cao

Huyện Si Ma Cai (Lào Cai) xây dựng và triển khai dự án chăn nuôi gia súc chất lượng cao theo hướng nuôi nhốt.

10/04/2015
Chuyên nghiệp hóa chăn nuôi gà đồi Sóc Sơn (Hà Nội) Chuyên nghiệp hóa chăn nuôi gà đồi Sóc Sơn (Hà Nội)

Với việc ra đời Hội Chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Sóc Sơn (Hà Nội), nhiều người chăn nuôi gà đồi địa phương đang kỳ vọng về một hướng đi mới có sự liên kết bền chặt để vừa giữ vững thương hiệu, vừa mở rộng đầu ra cho sản phẩm.

10/04/2015