Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hành trình 40 năm đưa nhãn chín muộn xuất ngoại

Hành trình 40 năm đưa nhãn chín muộn xuất ngoại
Ngày đăng: 29/10/2015

Lão nông Triệu Tiến Ích sinh năm 1953, ở thôn Lại Du, xã An Thượng, huyện Hoài Đức.

Sau khi rời quân ngũ trở về, bắt tay vào làm kinh tế, dù xoay xở nhiều nhưng điều kiện kinh tế gia đình ông vẫn còn khó khăn.

Không cam chịu đói nghèo và nhận thấy đồng đất quê hương có giống nhãn ngon, ông Triệu Tiến Ích đã quyết tâm nghiên cứu để bắt giống cây đặc sản này ra hoa đậu quả trái mùa từ năm 1994.

Ông Ích chia sẻ, do lúc đầu chưa có kinh nghiệm, những cây nhãn được ươm trồng có tỷ lệ đậu quả rất thấp hoặc cũng có khi cây đậu quả rồi lại rụng.

Dù rất tốn công, tốn của nhưng không nản chí, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu chiết ghép, tìm hiểu kỹ thuật của các chuyên gia, cũng như học hỏi kinh nghiệm trong dân gian để thực hiện ý tưởng.

Cuối cùng, ông chọn được 7 giống nhãn lồng cùi chín và đặt theo tên chữ viết tắt của tên mình là TI11 đến TI17.

Trong đó, đã có 2 giống được cấp có thẩm quyền thành phố chấp nhận, bảo hộ và cho phát triển đại trà.

Khi làm chủ được cây nhãn chín muộn, ông Triệu Tiến Ích đã mua và thuê thầu của xã An Thượng hơn 2 ha đất nông nghiệp, trồng hơn 800 cây nhãn chín muộn.

Hiện mỗi năm gia đình ông cung cấp ra thị trường từ 6 – 7 vạn cây nhãn giống chín muộn và trên 20 tấn quả nhãn chín muộn.

Giống nhãn chín muộn được bán với giá cao gấp 2 – 3 lần chính vụ.

Ông Ích còn giúp đỡ miễn phí cho nông dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây nhãn chín muộn; là người khởi xướng và đứng ra thành lập Hội sản xuất, kinh doanh nhãn chín muộn Hoài Đức.

Không những thế, nhãn hiệu tập thể “Nhãn chín muộn Hoài Đức” đã được xuất khẩu khoảng 900 kg sang Mỹ thăm dò thị trường.

Nếu thành công, sẽ mở ra triển vọng cho sản phẩm nhãn muộn Hoài Đức.

Đối với thị trường trong nước, giống nhãn chín muộn được xác định là 1 trong 4 cây ăn quả đặc sản của Thủ đô và đang được thành phố tập trung phát triển mở rộng.

Đặc điểm của nhãn chín muộn là quả to, màu vàng sáng, mỏng vỏ, cùi dày, ăn giòn thơm, dễ tiêu thụ với giá bán ổn định.

Với diện tích khoảng 100 ha.

Mỗi ha nhãn muộn cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng/vụ.

Ông Nguyễn Văn Thủy, hội viên Hội sản xuất và kinh doanh nhãn chín muộn Hoài Đức cho biết, giống nhãn chín muộn của trang trại đã giúp thu nhập bà con tăng lên từ 6 – 7 lần so với trồng lúa và các loại cây ăn quả khác.

“Bác Ích là người năng nổ, nhiệt tình, quán xuyến công việc của Hội và có nhiều sáng kiến cho hoạt động Hội”, ông Thuỷ nói.


Có thể bạn quan tâm

Doanh nghiệp chưa tận dụng tốt ưu đãi từ FTA Doanh nghiệp chưa tận dụng tốt ưu đãi từ FTA

Muốn các hiệp định FTA trở nên có hiệu quả thì doanh nghiệp phải nắm vững về quy định hàm lượng xuất nội khối thông qua thủ tục cấp giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa (C/O).

23/10/2015
Bloomberg dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh Bloomberg dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh

Bloomberg nhận định, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh bất chấp quá trình hoàn thành tái cơ cấu còn chậm.

23/10/2015
Phát huy thế mạnh nông nghiệp Phát huy thế mạnh nông nghiệp

Xác định nông nghiệp là thế mạnh của địa phương, vì vậy, huyện Vị Thủy đã không ngừng đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật, vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo nhu cầu của thị trường; nhân rộng những mô hình mang lại kinh tế cao.

23/10/2015
Xây dựng nông thôn mới Phụng Hiệp Xây dựng nông thôn mới Phụng Hiệp

Diện mạo nông thôn đang trên đường đổi mới khi cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư ngày một khang trang, nhiều mô hình sản xuất được phát triển và nhân rộng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể...

23/10/2015
Giảm nghèo nhờ xây dựng nông thôn mới Giảm nghèo nhờ xây dựng nông thôn mới

Nhờ kết hợp xây dựng nông thôn mới (NTM) với phát triển nhiều mô hình sản xuất, sau hơn 4 năm thực hiện, công tác giảm nghèo ở xã Vị Trung đã đạt hiệu quả tích cực. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo trong xã giảm đáng kể, góp phần tích cực trong việc cải thiện đời sống nhân dân.

23/10/2015