Hành tím Vĩnh Châu tăng giá gấp 5 lần, xuất hiện nạn găm hàng
Sáng 21- 5, ông Nguyễn Minh Chí, Phó trưởng Phòng Kinh tế thị xã Vĩnh Châu, hồ hởi cho biết lượng hành tím tồn đọng ở “vương quốc hành tím” chỉ còn khoảng 10.000 tấn, giảm 40.000 tấn so với thời điểm đầu tháng 4. Trong đó, lượng hành tồn trong dân chỉ còn khoảng 3.000 tấn, số còn lại nằm tại các doanh nghiệp thu mua.
Cũng theo ông Chí, do thực hiện theo lời kêu gọi giảm diện tích để chuyển sang trồng các loại cây, con khác từ ngành nông nghiệp tỉnh và thị xã, hiện số diện tích hành giống tại đây chỉ có 200 héc-ta (ha) so với 1.000 ha như mọi năm. Đây được xem là tín hiệu đáng mừng cho đầu ra của hành tím trong vụ tới.
Trong khi đó, ông Trần Triều Huy- Chủ tịch HĐQT của HTX hành tím Vĩnh Châu, cho rằng giá hành tại chỗ đã tăng lên hơn 10.000 đồng/kg nên có trường hợp những hộ khá giả đã không chịu bán hành mà trữ lại để chờ giá cao hơn.
Ông Nguyễn Thành Duy, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Sóc Trăng, cho biết do lượng hành tồn đọng trong dân còn ít nên các nhóm đoàn viên- thanh niên tình nguyện của tỉnh và thị xã Vĩnh Châu đã kết thúc đợt tham gia “giải cứu” hành tím vào ngày 15- 5 vừa qua.
Trong đợt "giải cứu". Tỉnh đoàn đã trực tiếp thu mua cho các hộ nghèo, cận nghèo được 500 tấn hành tím để đem đi tiêu thụ và giới thiệu cho các doanh nghiệp tiêu thụ được 500 tấn. “Hay tin sản lượng hành tím đã giải cứu được 80% khiến các đoàn viên của tỉnh rất vui mừng. Bởi trước khi được “giải cứu”, hành tím tại Vĩnh Châu chỉ ở mức 2.000- 3.000 đồng/kg, nay đã tăng lên 13.000 đồng/kg. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp muốn đặt hàng nhưng không có đủ hành đạt chất lượng để cung cấp”- ông Duy, nói.
Ông Nguyễn Chí Công, Phó Chủ tịch UBND thị xã Vĩnh Châu, cho rằng chiến dịch “giải cứu” hành tím thành công cũng nhờ vào sự chung tay của người dân, của nhiều doanh nghiệp và các siêu thị. Nếu không thì 50.000 tấn hành tím tồn đọng sẽ chẳng biết xử lý thế nào.
Thị xã Vĩnh Châu được biết đến là vựa hành tím hàng đầu của cả nước, với diện tích từ 4.000- 7.000 ha/năm, năng suất đạt khoảng 150.000 tấn sau 2 tháng gieo trồng. Thị trường xuất khẩu chủ yếu sang Indonesia. Tuy nhiên, khoảng 2 năm nay, Indonesia bất ngờ ngưng nhập khẩu vì họ vừa trồng thành công giống hành này. Vì thế, đầu tháng 4 vừa rồi, 50.000 tấn hành tím ở Vĩnh Châu bị bí đầu ra.
Có thể bạn quan tâm

Sau thời gian hoành hành, dịch cúm A/H5N1 tạm lắng thì mới đây, gia cầm lại bị phát hiện nhiễm loại vi rút cực độc cúm A/H5N6, trong khi Cục Thú y cũng chưa xác định được loại vắc xin phù hợp để phòng cúm A/H5N6 trên đàn gia cầm… Vì vậy, công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi được ngành thú y tích cực triển khai.

Trên vùng đất nông nghiệp khá xa xôi, hẻo lánh ở thôn Đông Hòa, xã Tân Hà, Hàm Tân bây giờ đã hình thành cơ sở nhân hạt giống các loại cây trồng nông nghiệp nổi tiếng trong nước mang tên Đồng Tiền Vàng. Chính người con của vùng đất khô cằn này sau khi tốt nghiệp đại học cùng người bạn thân của mình đã quay về gầy dựng nên thương hiệu cho quê nhà…

Từ đầu mùa lũ đến nay, nông dân các tỉnh miền Tây Nam Bộ tất bật ra đồng bắt ốc bươu vàng (OBV) đem về luộc, sơ chế để bán cho các chủ vựa rồi xuất sang Trung Quốc.

Trước đó, vào tháng 8, Chính phủ Thái cũng đấu thầu cung cấp 167.000 tấn gạo, nhưng số gạo được bán ra chỉ đạt 73.000 tấn, do giá thầu nhận được thấp hơn giá sàn quy định.

LTS: Dù là nước nông nghiệp nhưng mỗi năm Việt Nam phải tốn hàng trăm triệu USD để nhập khẩu hạt giống, con giống. Từ giống heo, gà, bò… đến hạt giống lúa, bí bầu, cà chua… đều phải nhập và phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung từ các công ty nước ngoài tại Việt Nam.