Hành Tím Sóc Trăng Tăng Giá Gấp Đôi

Với diện tích gieo trồng khoảng 6.000 ha, tổng sản lượng cung ứng ra thị trường hàng năm lên đến hơn 150.000 tấn, thị xã Vĩnh Châu được xem là “thủ phủ” hành tím của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Ông Nguyễn Minh Chí, Phó phòng Kinh tế thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) cho biết, hơn nửa tháng trước giá hành tím ở địa phương này chỉ 8.000-10.000 đồng một kg, nay tăng lên 18.000-20.000 đồng.
Giá hành tím ở Sóc Trăng tăng cao bất ngờ.
Bà Lâm Thị Choan, ngụ ấp Huỳnh Kỳ, xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu vui mừng cho biết: “Gần Tết rồi mà giá hành tím tăng cao chưa từng thấy, chắc chắn năm nay gia đình tôi sẽ ăn Tết lớn”.
Theo bà Choan, bình quân mỗi ha hành tím cho năng suất hơn 20 tấn, với giá mua tăng cao như hiện nay, mỗi công hành (1.000m2) nông dân lãi trên 15 triệu đồng.
Ông Hoàng Văn Hướng, Phó chủ tịch UBND xã Vĩnh Hải thông tin, không những giá hành tím trên thị trường đang tăng mạnh, thương lái còn tìm vào tận nhà dân để mua hàng. Hiện lượng hành tồn kho trong dân cũng đã được bán gần hết.
Hành tím là mặt hàng chủ lực của Vĩnh Châu đã được cấp chứng nhận mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP (chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu). Củ hành tím nơi đây có vị đậm đà, thơm ngon, đặc biệt là bảo quản được lâu nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng.
Có thể bạn quan tâm

Bà Phạm Thị Chín ở khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, được biết đến là người thành công với mô hình trồng cây ăn trái, mỗi năm thu nhập gần 100 triệu đồng.

Kết thúc vụ lúa vừa qua, nông dân trong tỉnh vô cùng phấn khởi vì vừa trúng mùa lại được giá. Nhiều nơi năng suất đạt ngoài mong đợi của người dân và chính quyền địa phương.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, với diễn biến thời tiết thất thường như hiện nay thì rất dễ làm phát sinh các loại sâu bệnh hại trên cây cao su, nhất là vào thời điểm cây ra lá non, thuận lợi cho các bệnh phấn trắng, héo đen đầu lá, nhện đỏ, nhện vàng phát sinh gây hại.

Năm 2014, huyện Cát Hải (Hải Phòng) triển khai nhiều giải pháp nhằm đạt giá trị sản xuất thủy sản (giá cố định 2010) 482,5 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu trên, huyện đặt kế hoạch đạt tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng là 8.400 tấn.

Gần 2 tháng qua, rau câu xuất hiện ở đầm Ô Loan với mật độ dày đặc, có gia đình vớt rau câu thu nhập mỗi ngày gần 1 triệu đồng. Đặc biệt, năm nay đầm Ô Loan còn xuất hiện con sứa cơm sau 2 năm vắng bóng.