Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hành rớt giá, nông dân gặp khó

Hành rớt giá, nông dân gặp khó
Ngày đăng: 28/08/2015

Hiện nay, nhiều nông dân Thanh Bình (Đồng Tháp) bước vào thu hoạch hành trắng. Nhưng vụ này, cây hành lại rớt giá mạnh khiến nông dân điêu đứng.

Sau khi thu hoạch 3 công hành đỏ, đạt lợi nhuận hơn 30 triệu đồng, anh Nguyễn Minh Phụng ở ấp Nam, xã Tân Thạnh phấn khởi tiếp tục đầu tư trồng 11 công hành trắng, tăng 8 công so với vụ rồi. Hiện diện tích này đã quá ngày thu hoạch hơn nửa tháng, nhưng đến nay vẫn chưa tiêu thụ được do hành rớt giá chỉ còn 2.000 đồng/kg, giảm 6.000 đồng so với vụ nùa trước và giảm hơn 20.000 đồng/kg so với vụ đông xuân.

Theo tính toán của anh Phụng, với mức giá này anh phải lỗ hơn 70 triệu đồng cho ruộng hành của mình. Bán không được, nên ruộng hành của anh bị còi cọc vì quá lứa, đang chờ ngày nhổ bỏ để canh tác hoa màu khác. Đây là tình trạng chung của nhiều nông dân trồng hành ở các xã trong huyện.

Theo Hội Nông dân huyện Thanh Bình, diện tích trồng hành vụ thu đông lên đến 100ha, tăng 40ha so với cùng kỳ năm trước, tập trung nhiều ở 5 xã cù lao: Tân Hòa, Tân Huề, Tân Quới, Tân Bình, Tân Long. Nguyên nhân khiến giá hành xuống thấp là do người dân trong và ngoài huyện trồng tự phát và chưa nắm được nhu cầu thị trường.

Cung vượt quá cầu đã khiến người nông dân phải gánh thiệt hại lớn. Để hạn chế tình trạng trên, thời gian tới, Hội sẽ cùng cơ quan chức năng tăng cường hợp tác tiêu thụ nông sản với các siêu thị, trong đó có TP.Hồ Chí Minh.


Có thể bạn quan tâm

Sản Phẩm VietGAP Vẫn Khó Đầu Ra Sản Phẩm VietGAP Vẫn Khó Đầu Ra

Hàng loạt thông tin về sản phẩm không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm khiến người tiêu dùng luôn lo lắng, muốn tìm kiếm sản phẩm sạch. Nhưng nghịch lý trên thị trường là sản phẩm VietGAP (sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) sản lượng ít, nhu cầu cao, nhưng lại khó tiêu thụ...

14/01/2015
Chuyện Vui Ở Chợ Trâu Cán Cấu Chuyện Vui Ở Chợ Trâu Cán Cấu

Chợ trâu Cán Cấu (Si Ma Cai - Lào Cai) từ lâu đã là phiên chợ nổi tiếng khắp vùng Tây Bắc. Có người còn gọi vui đây là “sàn giao dịch” trâu, bởi mỗi phiên chợ có tới hàng trăm con trâu từ khắp các thôn, bản vùng cao Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, thậm chí từ huyện Sín Mần (Hà Giang) tụ hội về đây. Đến thăm phiên chợ độc đáo này, chúng tôi “mắt thấy, tai nghe” nhiều mẩu chuyện vui.

14/01/2015
Nhiều Thách Thức Cho Ngành Chăn Nuôi Khi Việt Nam Gia Nhập TPP Nhiều Thách Thức Cho Ngành Chăn Nuôi Khi Việt Nam Gia Nhập TPP

Năng suất thấp, giá thành sản xuất cao, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa kiểm soát tốt dịch bệnh… là những hạn chế của ngành chăn nuôi Việt Nam hiện nay. Nếu không khắc phục những tồn tại này, ngành chăn nuôi sẽ đối mặt với nhiều thách thức khi Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết. Trong đó, dự kiến, thuế suất nhiều sản phẩm thịt nhập khẩu bằng 0%.

14/01/2015
Tăng Thu Nhập Nhờ Trồng Cỏ Voi Nuôi Bò Tăng Thu Nhập Nhờ Trồng Cỏ Voi Nuôi Bò

Dọc quốc lộ 1 tại khu phố Lương Hòa (thị trấn Lương Sơn - Bắc Bình - Bình Thuận) dễ dàng nhận thấy đàn bò béo tròn bên ruộng cỏ voi xanh mơn mởn thay cho ruộng hoa màu kém hiệu quả trước đây. Đó là mô hình trồng cỏ nuôi bò của các hộ dân nơi đây.

14/01/2015
Đua Nhau Nuôi Bò Sữa, Nông Dân Lâm Đồng Điêu Đứng Đua Nhau Nuôi Bò Sữa, Nông Dân Lâm Đồng Điêu Đứng

Huyện Đơn Dương là nơi nghề chăn nuôi bò sữa lớn nhất tỉnh Lâm Đồng với hơn 8.600 con. Trên địa bàn huyện này có 3 doanh nghiệp đang thu mua sữa nguyên liệu. Tuy nhiên, từ cuối năm 2014, các doanh nghiệp đồng loạt ngừng ký thêm hợp đồng thu mua sữa nguyên liệu đối với những gia đình nuôi bò sữa mới phát sinh.

14/01/2015